Trái ngược với tình bằng hữu là (và vẫn là) chủ nghĩa tự hãnh,
hiếu chiến và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có thể nảy sinh từ sự
hoài nghi đối với những người bên ngoài chưa tạo dựng được lòng tin
đó. Khuynh hướng không tin tưởng người ngoài từ lâu đã là chủ đề
nghiên cứu của nhà khoa học chính trị Robert Putnam, tác giả cuốn
sách Bowling Alone (tạm dịch: Chơi bowling một mình). Putnam đã
đưa ra những bằng chứng vững chắc cho thấy sự thiếu tin tưởng
sẽ gia tăng tỷ lệ thuận với sự phân hóa xã hội trong các cộng đồng.
Điều này đặc biệt gây thất vọng cho những người tin rằng tính đa
dạng văn hóa có thể khuyến khích sự hiểu biết và tin tưởng lẫn
nhau, nâng tầm sáng tạo và thúc đẩy năng suất kinh tế lâu dài.
Cú sốc từ nghiên cứu của Putnam chính là sự hoài nghi đối với
người ngoài nhóm không hề giúp những người trong nhóm đoàn
kết hơn, mà ngược lại. Khi hỏi những người đến từ các cộng đồng
khác hẳn nhau rằng họ tin tưởng nhau như thế nào, ông nhận ra
rằng những người thuộc các sắc tộc khác nhau không chỉ ít tin
tưởng nhau hơn, mà mức độ tin tưởng giữa những người cùng một
sắc tộc cũng giảm đi khi sự đa dạng sắc tộc ở cộng đồng đó tăng
lên.
Trong một bài giảng vào năm 2006, Putnam đã lập luận rằng
chúng ta cần học cách thoải mái hơn với sự đa dạng:
Sự đa dạng sắc tộc sẽ gia tăng đáng kể trong hầu như mọi xã
hội hiện đại trong vài thập niên tiếp theo, một phần do tình
trạng nhập cư. Làn sóng nhập cư và sự đa dạng gia tăng không
chỉ là xu hướng không thể tránh khỏi, mà xét về lâu dài chúng
còn là điều đáng mong đợi. Nếu cân nhắc kỹ thì sự đa dạng
sắc tộc là một tài sản xã hội quan trọng – điều này đã được
chứng minh trong lịch sử đất nước tôi. Nhưng trong tương lai
ngắn hạn và trung hạn, làn sóng nhập cư và sự đa dạng sắc