mắt và nói với người đó: “Thưa bà, chỉ ý nghĩ này cũng đủ đau đớn
rồi ạ”.
Tuy nhiên, với hầu hết chúng ta, điều đó lại không đau đớn vì
lòng vị tha, hay cả sự hào phóng, sẽ mang lại những phần thưởng
riêng của nó. Tình cảm này thể hiện trong một tấm biển tôi nhìn
thấy gần đây trên một chiếc xe buýt ở Sydney với nội dung: “Hãy
quan tâm tới người khác. Bạn sẽ cảm thấy khá hơn”. Giống như
lòng tin, cảm giác đó có thể bắt nguồn từ nồng độ oxytocin trong
não. Quả là một sự hạ thấp lố bịch nếu nói rằng chỉ có các hợp
chất hóa học trong não và thể chất là có tác động đến cảm giác của
chúng ta, nhưng dẫu sao, chúng rõ ràng vẫn đóng một vai trò quan
trọng. Chẳng hạn, có những bằng chứng vững chắc cho thấy hành
động từ thiện sẽ kích thích các vùng “phần thưởng” trong não bộ.
Các hội từ thiện nhận thức được phản ứng này và họ đã tận dụng nó
(một cách hợp lý).
Cảm giác hài lòng khi đóng góp điều gì đó chắc chắn đã động
viên nhiều nhà khoa học, và nhiều người đã hy sinh về tài chính
cũng như các hình thức khác chỉ để được tham gia vào quá trình
nghiên cứu khoa học. Phần thưởng dành cho chúng tôi nằm ở việc
giao tiếp và từ đó học hỏi các nhà khoa học khác, nhưng vẫn còn
những lợi ích khác nữa mà tầm quan trọng của chúng khác nhau tùy
theo mỗi người. Một trong số đó là niềm vui từ sự hiểu biết, điều
thúc đẩy hầu hết chúng ta. Lợi ích thứ hai là sự công nhận của
đồng nghiệp. Với một số người, họ còn có một phần thưởng tài
chính có thể (đôi khi) đến từ một phát hiện hay phát minh thành
công. Tuy nhiên, phần thưởng lớn nhất đối với tất cả chúng ta là
cảm giác “vì mọi người” khi tham gia đóng góp.
Để lại dấu ấn nghĩa là tự do truyền đạt những phát hiện của
chúng ta. Việc chia sẻ dữ liệu và ý tưởng sẽ tạo ra một bầu không khí
tin tưởng mạnh mẽ giữa các nhà khoa học, đó là lý do tại sao chúng