Có một chiến lược nhằm chiếm lấy lòng tin là công khai hạn
chế sự tự do hành động bằng cách biến sự hạn chế thành một
nghi thức. Các nghi thức có thể rất hữu ích, đặc biệt là khi áp lực xã
hội hay niềm tin tôn giáo có liên quan trong đó. Nhà tự nhiên học
David Attenborough đã nhắc đến một ví dụ đặc biệt thú vị khi ông
tới thăm đảo Vanua Mbalavu, Thái Bình Dương vào thời điểm mới
bắt đầu sự nghiệp truyền hình của mình. Ông kể: “Chúng tôi quay
phim một lễ hội đánh cá kiểu nghi thức ít người biết đến… Rất
nhiều người bơi liên tục hàng giờ liền, khuấy bùn, phun khí ga
[hydrogen sulfide] và đổ chút a-xít vào nước… Gần như ngay lập tức,
hồ nước sôi động hẳn lên vì những con cá nhảy lên khỏi mặt nước.
Lợi ích của việc nghi thức hóa một sự kiện như vậy và đặt nó dưới sự
kiểm soát của một thầy tế là quá rõ ràng. Cái hồ tương đối nhỏ sẽ
dễ dàng bị bắt hết cá nếu ta không đặt ra giới hạn”.
Nghi thức này có một mục đích cụ thể, đó là bảo tồn nguồn cá
trong hồ. Các nhà nhân loại học thời kỳ đầu như James George
Frazer lý giải rằng tất cả các nghi lễ của con người đều nhằm
những mục đích thiết thực như thế, nhưng nhiều người khác lại
không đồng ý. Chẳng hạn, Wittgenstein cho rằng Frazer đã bỏ qua
những khía cạnh biểu cảm và biểu trưng của nghi lễ, đồng thời khẳng
định rằng ta chỉ có thể thấu hiểu chúng một cách đầy đủ bằng
cách chú ý đến ý nghĩa bên trong của chúng trong đời sống chúng
ta.
Sự cân bằng của các chứng cứ hiện tại cho thấy rằng các nghi
thức cộng đồng của chúng ta phục vụ cả hai mục đích trên. Chúng
cho phép thể hiện tình cảm của cộng đồng, và ràng buộc người tham
gia vào những mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn, nhiều lễ cưới đã đáp ứng
được mong ước về mặt tình cảm là công khai thể hiện tình yêu đôi
lứa, đồng thời ràng buộc hai phía vào những nghĩa vụ thực tế. Ngày
trước, áp lực xã hội giúp bảo đảm rằng sự cam kết này là đáng tin