khác nhau. Một phụ nữ Brazil nghèo khổ nói: “Có thể tôi không dư dả
gì, nhưng con cái tôi sẽ biết được giá trị của lòng trung thực ra sao”.
Còn một thanh niên người Singapore chia sẻ: “Bố mẹ tôi dạy rằng
nếu cái gì không phải là của mình thì đừng lấy”.
Theo khái niệm util của lý thuyết trò chơi, những lý giải này khá
hợp lý – đối với những người này, cảm giác nhẹ nhõm khi trả lại điện
thoại hay cảm giác áy náy khi giữ chúng có sức nặng lớn hơn hẳn giá
trị vật chất của chiếc điện thoại. Nếu nói theo khía cạnh tiến
hành thực tế của cơ chế niềm tin thì các kết quả này cũng hứa
hẹn những hy vọng to lớn. Vấn đề chỉ là lựa chọn hoàn cảnh sao cho
có lợi cho bạn khi trao gửi niềm tin.
Đánh giá này thường gắn với kinh nghiệm, nhưng thật ngạc nhiên
là một sự trao gửi lòng tin vô điều kiện như thế lại có thể nhận lại
lòng tin một cách thường xuyên. Một đồng nghiệp của tôi khi chuyển
từ lĩnh vực học thuật sang kinh doanh đã phát hiện ra điều này khi
cô được cử đi thắt chặt mối quan hệ với một nhóm người lạ trong
một tuần. Ngay khi tới nơi, họ được yêu cầu đứng trên một khúc gỗ
lớn bắc qua một dòng suối đầy bùn. Và bạn tôi (đứng cuối khúc
gỗ) được yêu cầu tìm cách tới được đầu bên kia mà không bị ngã.
Cô chỉ có thể làm thế nếu tin rằng mỗi người trong số họ sẽ giúp
cô đứng vững khi cô bước qua họ, mà với cô thì đây là một trong
những trải nghiệm đáng lo nhất đời. Nhưng việc làm này lại hiệu quả
– những ai từng tham gia trò này sẽ biết. Các lý thuyết gia trò chơi
sẽ nói rằng nó hiệu quả vì việc trao gửi lòng tin sẽ động viên người
khác tin tưởng lại.
Chu trình trao gửi lòng tin để có được lòng tin đáp lại sẽ tạo thành
một chuỗi logic kín có qua có lại (“Tôi sẽ tin rằng anh tin rằng tôi
tin rằng anh tin tôi…”). Nếu các điều kiện trên đều thỏa mãn, thì
khi đó lòng tin sẽ nảy nở và phát triển. Philip Pettit mô tả quá trình
này như sau: “Niềm tin hình thành một cách đáng tin giữa con người