KÉO, BÚA, BAO - LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY - Trang 160

(chẳng hạn như gắn thẻ nhận dạng điện tử vào xe đạp) để có thể phạt
và giảm cơ hội nhận lợi ích khi gian dối.

Chúng ta có thể vượt qua rào cản thiếu tin tưởng và tìm ra những

chiến lược giúp tạo dựng và duy trì lòng tin. Tuy nhiên, vì sự tiến
hóa lâu dài của sự hợp tác, chúng ta vẫn cần khai thác những chiến
lược bổ sung. Năm 1986, lý thuyết gia trò chơi Anatol Rapoport đã
phát hiện ra một mảnh ghép còn thiếu, và mảnh ghép này được thể
hiện dưới hình thức chiến lược Ăn miếng trả miếng, trong đó các
bên tham gia phản ứng trước các hành động của người khác như sau:
hợp tác nếu người khác đề nghị hợp tác và trả đũa bằng cách
không hợp tác nếu người khác gian lận. Phương pháp này phát huy
tác dụng khi các bên liên lạc thường xuyên với nhau. Gian lận có thể
mang lại lợi ích một lần, nhưng nếu nạn nhân có cơ hội trả đũa thì
mọi thứ sẽ khác. Nhiều loài dùng cơ chế Ăn miếng trả miếng này
để duy trì lòng tin trong nhóm.

Ăn miếng trả miếng có thể dẫn tới hình thức hợp tác đôi bên

cùng có lợi, nhưng cũng có thể dẫn tới việc gia tăng xung đột theo
hình thức trả đũa – đây là điều đã và đang xảy ra trong nhiều cuộc
xung đột nội bộ và quốc tế hiện nay. Các lý thuyết gia trò chơi và
nhiều cá nhân khác đã và đang nghiên cứu về việc tạo dựng một
chiến lược giúp sản sinh sự hợp tác thay vì làm gia tăng xung đột.
Trong chương tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ về quá trình phân tích kết
quả của họ và các kết luận mà chúng ta có thể rút ra được từ đó.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.