KÉO, BÚA, BAO - LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY - Trang 161

Q

7. Ăn miếng trả miếng

uá trình đào tạo xã hội của tôi khi bé được định hình bởi hai
nhân vật đáng sợ trong một câu chuyện dành cho trẻ nhỏ từ
thời Nữ hoàng Victoria. Tên của họ là Bà Muốn người làm

sao thì ta làm vậy và Bà Làm sao chịu vậy - hai nhân vật xuất hiện
trong tác phẩm The Water Babies (tạm dịch: Những đứa trẻ dưới
nước) của Charles Kingsley mà bố mẹ đã tặng cho tôi nhân dịp tôi
lên bảy. Tính cách của họ khác hẳn nhau, nhưng về cơ bản đều dựa
trên nguyên tắc Ăn miếng trả miếng – một chiến lược trả đũa
phát huy tác dụng khi hai người hoặc một nhóm người có khả năng
chạm trán nhau thường xuyên. Các lý thuyết gia trò chơi đã phát
hiện ra những tương tác lặp đi lặp lại như thế là chìa khóa quan
trọng để tìm ra những giải pháp hợp tác cho bảy thế lưỡng nan chết
người, bởi mối đe dọa về sự ăn miếng trả miếng trong tương lai
có thể ngăn tình trạng gian dối, và mọi người có khả năng hợp tác
với bạn nhiều hơn trong tương lai nếu bạn đã hợp tác với họ trong
quá khứ.

Hai nhân vật trên là hình mẫu thu nhỏ của hai phương pháp tiếp

cận này: thứ nhất là củ cà rốt hợp tác, thứ hai là lời đe dọa trả đũa.
Trong cuốn sách, hai nữ nhân vật đáng sợ này đóng vai những lời chỉ
dẫn của lương tâm cho một cái chổi quét ống khói nhỏ tên là Tom –
cái chổi này rơi xuống một dòng sông và biến thành một đứa trẻ
dưới nước. Bà Muốn người làm sao thì ta làm vậy thức tỉnh tôi vì bà
giống mẹ tôi đến khó chịu, tức luôn ép tôi phải làm theo Nguyên
tắc Vàng
: “Đừng làm cho người khác điều bạn không muốn họ
làm cho mình”. Bà không bao giờ trực tiếp phạt Tom khi cậu bé phá
vỡ quy tắc đó, nhưng lại rất giỏi trò “tống tình”: bà chỉ cần nói
cho Tom biết nó đã khiến bà thất vọng như thế nào khi phá vỡ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.