cách khác: “Nếu con muốn người khác hạnh phúc, hãy tập yêu
thương. Nếu con muốn bản thân mình hạnh phúc, hãy tập yêu
thương”.
Có qua có lại là tuyên ngôn đạo đức mà nhiều người chúng ta tin
tưởng, bất kể chúng ta có đức tin tôn giáo hay không. Nhiều nhà
triết học đã đẩy nó đi xa hơn. Pythagoras nói: “Nếu muốn hàng
xóm đối xử với anh như thế nào, thì anh hãy trở thành người như
thế đối với họ trước đã”. Triết gia người Đức Immanuel Kant còn
nói một cách cương quyết hơn khi ông cho rằng nó là một ví dụ của
mệnh lệnh tối thượng: “Hãy hành động theo nguyên tắc đó khi
nào có thể, bởi nó sẽ trở thành quy luật phổ quát”. Theo Kant, mệnh
lệnh tối thượng là yêu cầu trước nhất và vô điều kiện; yêu cầu
này phát huy sức mạnh trong mọi tình huống và bản thân nó có
quyền đòi hỏi và biện minh.
Nguyên tắc có qua có lại cung cấp những chỉ dẫn hành động về
cách cư xử của chúng ta, cho dù người khác phản ứng như thế nào.
Đối với Bà Muốn người làm sao thì ta làm vậy, đó cũng là một
hướng dẫn thực hiện các chiến lược thực tế. Trong truyện, bà đã nói
với Tom rằng: “Nếu cháu muốn người khác tin tưởng mình, cháu
phải thể hiện rằng cháu tin tưởng họ trước đã. Nếu cháu muốn
người khác yêu thương mình, cách tốt nhất là cháu phải thể hiện
rằng cháu thương yêu họ đã. Nếu cháu muốn người khác hợp tác
với mình, hãy thử hợp tác với họ đi”.
Chiến lược của Bà Muốn người làm sao thì ta làm vậy dựa trên
đánh giá lạc quan về bản tính con người, vốn cũng phù hợp với vị
trí của Kingsley là một nhà cải cách xã hội, vì ông tin tưởng vào bản
tính thiện lương của con người. Bà Làm sao chịu vậy có cái nhìn hoài
nghi hơn về hành vi và các giá trị của con người. Làm sao chịu vậy là
phương pháp được xây dựng dựa trên sự sợ hãi. Nhân vật này nói
trong truyện: “Nếu cháu không thực sự tin tưởng ai, thì nếu cần