cũng sẵn sàng chia sẻ thức ăn với nhau, mặc dù chúng không có mối
liên hệ họ hàng. Chúng sẽ sẵn lòng giúp đỡ một con người xa lạ đang
cố gắng với lấy một cái gậy, cũng giống như những em nhỏ đang
tuổi tập đi sẽ làm vậy.
Chiến lược của hai bà Muốn người làm sao thì ta làm vậy và
Làm sao chịu vậy đều đóng góp vào quá trình tiến hóa của sự hợp
tác trong tự nhiên, nhưng con người chúng ta nên chọn chiến lược
nào? Cả hai đều tiềm ẩn yếu tố rủi ro. Nếu sử dụng Nguyên tắc
Vàng của Bà Muốn người làm sao thì ta làm vậy, rủi ro mà chúng ta
gặp phải là người khác sẽ không tham gia vào tiến trình vị tha có qua
có lại bằng cách không làm cho chúng ta điều mà chúng ta không
làm cho họ. Còn nếu áp dụng chiến lược đe dọa trừng phạt của Bà
Làm sao chịu vậy, chúng ta sẽ đối mặt với một rủi ro thường trực là
vòng xoáy trả đũa và trả đũa lại nếu đối phương không sợ lời đe
dọa.
Rủi ro đó có thể rất thực, đặc biệt nếu một trong các bên là một
đứa trẻ đang bị tổn thương với cảm giác bất công. Khi bà bắt tôi hút
cái tẩu thuốc, tôi đã trả đũa bằng cách bắt một con cóc thả vào
giường bà. Bà trả đũa lại tôi bằng cách mách bố tôi và tôi phải hứng
chịu hậu quả đau đớn. Tôi không dám nói chuyện gì xảy ra tiếp theo,
ngoại trừ phải thú nhận một điều là khi tôi phóng tên lửa vào phòng
ngủ của bà, điều đó không vô tình như tôi đã mô tả ở chương 2 đâu.
Điểm khởi đầu của các chu trình ăn miếng trả miếng là khi có
người cảm thấy ức chế. Tôi đã từng trải qua một ví dụ thú vị khi còn
là một nhà khoa học nghiên cứu trong một tổ chức của chính phủ.
Một vài nhân viên kỹ thuật thường xuyên đi muộn. Vị quản lý quyết
định rằng sẽ phải để một sổ ghi danh để họ ghi nhận giờ đi giờ đến,
nhưng một số nhân viên kỹ thuật lại cảm thấy bất công vì các nhà
khoa học nghiên cứu lại không bị yêu cầu phải ký vào sổ đó. Trong
con mắt của một người Úc công bằng thì chỉ có một giải pháp rõ