Một cách khác để phá vỡ chu trình này là sử dụng lời xin lỗi, mà
với vợ chồng tôi thì điều này có nghĩa là một trong hai chúng tôi sẽ
ôm nhau và nói: “Anh/em xin lỗi”. Như bất kỳ ai đang yêu nhau sẽ
biết, điều này đòi hỏi một số điều kiện, nhưng với vợ chồng tôi
thì đây là một chiến lược mà hai bên đã nhất trí sử dụng ngay khi
một người nhận ra rằng cả hai đã bị đẩy vào chu trình đổ lỗi lẫn
nhau.
Nếu chu trình này không bị phá vỡ thì những cuộc đổ lỗi có thể
kéo dài, như trong ví dụ lịch sử là “thế hệ bị đánh cắp” ở Úc chẳng
hạn. Trong giai đoạn 1900 – 1970, các chính phủ kế tiếp nhau ở
đây đã theo đuổi chính sách cưỡng chế khi đưa những đứa trẻ lai thổ
dân ra khỏi gia đình của chúng và trao cho những người da trắng
nhận làm con nuôi hoặc đưa vào nhà trẻ mồ côi. Tất cả đều được
thực hiện với ý định tốt, nhằm tạo cho những đứa trẻ đó cơ hội
sống “tốt hơn” nhưng tác động của nó đối với những đứa trẻ và gia
đình của chúng (như trong bộ phim Rabbit-Proof Fence) lại rất lớn.
Các chính phủ kế nhiệm đã từ chối xin lỗi vì đã tạo ra giai đoạn
đáng xấu hổ này trong lịch sử nước Úc, điều đó làm nảy sinh một
chu trình đổ lỗi và biện hộ. Nhưng chính phủ hiện tại đã nhanh tay
hành động và gửi một lời xin lỗi vô điều kiện tới các cá nhân và gia
đình bị ảnh hưởng. Động thái này đã khiến cho vết thương lớn có
dịp lành lại. Có lẽ những chính phủ khác và những xã hội bị chia rẽ
khác, có thể học hỏi được từ điều đó.
Dĩ nhiên, tốt hơn hết là những chu trình đó không nên được
bắt đầu. Chiến lược trao đổi của Bà Muốn người làm sao thì ta
làm vậy là nhổ tận gốc các chu trình ăn miếng trả miếng bằng
cách ra tay trước. Bà khuyên: “Đừng làm gì có thể khiến người khác
nghĩ tới chuyện trả đũa, nhưng hãy hành động với người khác như
thể con muốn họ đối xử với mình trong hoàn cảnh tương tự”.
Chúng ta cũng thường xuyên làm điều này. Hành động đó của chúng