ta được gọi là Nghịch lý Samaritan, bởi nó giống với hành vi được
mô tả trong Kinh Thánh về người Samaritan tốt lành (trích kinh
Phúc âm chương 10, dòng 25-37). Người này đối xử tử tế với một
người lạ dù ông ta biết rằng mình có thể không bao giờ gặp lại
người lạ đó nữa. Khó có thể hình dung được sự tiến hóa của hành vi
vị tha này ngay cả khi bản thân bị thiệt thòi mà không hề nghĩ đến
phần thưởng. Có thể chúng ta nên tự làm điều đó thay vì để nó áp
đặt lên chúng ta thông qua tiến hóa. Nếu như vậy, thì chúng ta
cũng có thể tự làm những việc khác nữa.
Tác giả Lawrence Durrell cũng tạo ra một biến thể của chiến
lược của Bà Muốn người làm sao thì ta làm vậy cho bản thân khi
ông kết luận từ kinh nghiệm của mình trong thời gian sống ở những
hòn đảo Hy Lạp rằng: “Để tước vũ khí của người Hy Lạp, ta phải ôm
lấy anh ta”. Khi còn sống ở Đảo Síp trước khi chủ nghĩa khủng bố
nổ ra làm chia rẽ đất nước này, ông đã có cơ hội kiểm chứng kết
luận của mình khi đối mặt với một người hàng xóm hung hăng, hay
say xỉn, hay vung dao và thường lầm bầm chửi tục vì có người Anh
xuất hiện trong làng mình. Thay vì phản ứng lại sự đối đầu đó, ông
đứng lên và ôm lấy người hàng xóm rồi nói:
- Xin đừng để người khác nói rằng người Hy Lạp và người Anh rút
gươm ra đánh nhau.
Người hàng xóm sửng sốt, đút con dao vào vỏ rồi ôm lại Durrell
và nói:
- Không, tôi không bao giờ làm thế đâu.
Tuy nhiên, những người khác không phải lúc nào cũng phản ứng
lại tương tự như thế. Sự tử tế có thể bị coi là dấu hiệu của sự yếu
đuối – điều này đã xảy ra với một người bạn của tôi khi anh ấy để
ai đó sống trong nhà mình một tuần, rồi sáu tháng sau hắn ta