KÉO, BÚA, BAO - LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY - Trang 171

trình hợp tác với người đàn ông đứng cạnh mình bằng cách đưa cho
anh ta xem những cuốn mà tôi định bỏ xuống trước khi bỏ chúng
xuống thật. Anh ta chọn lấy một vài cuốn tôi chỉ cho anh ta, chẳng
bao lâu anh ta cũng bắt đầu đưa cho tôi xem những cuốn mà anh
ta đã nhặt lên. Bằng cách này, chúng tôi có thể xem được nhiều
đầu sách hơn và nhanh chóng xử lý xong đống sách. Có lúc anh
chàng không cho tôi xem những cuốn sách mà mình nhặt lên nữa,
khi ấy, tôi phản ứng lại ngay bằng cách không đưa sách của mình
cho anh ta xem. Anh chàng hiểu ngay ra rằng tôi đang trả đũa sự
gian lận của anh ta, nên lại bắt đầu chuyển sang hợp tác.

Trong trường hợp này chiến lược Ăn miếng trả miếng dường

như hoạt động khá hiệu quả để khởi động và duy trì sự hợp tác, nhưng
giá trị chính của nó là giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề hợp tác dưới
một góc nhìn mới. Góc nhìn này đặc biệt được các nhà sinh học tiến
hóa ưa thích, bởi họ luôn băn khoăn tìm hiểu về sự tiến hóa của sự
hợp tác trong tự nhiên khi tồn tại nguyên lý “kẻ thích nghi nhất là
kẻ sống sót”. Họ đã phát hiện ra rằng một trong những câu trả lời
nằm ở chiến lược Ăn miếng trả miếng, vốn không nhất thiết
phải đồng nghĩa với chu kỳ trả đũa – trả đũa lại, trong đó kẻ mạnh
nhất sẽ được đứng đầu. Nó cũng có thể có nghĩa là “anh gãi lưng
cho tôi thì tôi sẽ gãi lưng cho anh”, trong đó sự tiến hóa đứng về
phía những ai thích khích lệ và duy trì sự hợp tác. Có vẻ như khả năng
hợp tác với các thành viên khác trong một nhóm thường là chìa khóa
sinh tồn. Trong trường hợp loài người, các nhà nhân chủng học giờ
đây tin rằng đó là một nhân tố chính, trong đó các nhóm xã hội
hợp tác nhỏ thường có khả năng thích nghi và sinh tồn tốt hơn
những cá nhân hay những nhóm sống biệt lập vì sự phân ly của xã
hội.

Tại sao phải tử tế?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.