Những nhóm xã hội hợp tác thành công cần mỗi thành viên trong
đó phải vị tha và biết hợp tác, biết hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích
của cả nhóm. Nhưng tại sao con người (hay các loài động vật khác) lại
phải có những sự hy sinh như vậy? Tại sao chúng ta phải chống lại
cái thèm muốn lừa gạt để tư lợi, vốn là trọng tâm của Thế lưỡng
nan của người tù? Các nhà sinh học đã phát hiện ra một câu trả lời
trong quá trình “lựa chọn họ hàng”, trong đó lợi ích tiến hóa của sự
hợp tác với các cá nhân có mối liên hệ gần gũi nhau nằm ở việc
bảo tồn và truyền cho nhau những kế thừa về gien. Sự hung dữ
của con hổ cái khi bảo vệ đàn con nhỏ chắc chắn là có thể sánh với
sự hung dữ của nhiều người trong chúng ta khi đứng lên bảo vệ con
mình. Tuy nhiên, lời lý giải về việc bảo vệ sự kế thừa gien vẫn không
giải thích được cho tất cả mọi khía cạnh của sự hợp tác ở loài người
và hành vi xã hội. Chẳng hạn, xu hướng chơi công bằng trong Trò
chơi tối hậu thư không liên quan gì đến việc chúng ta có mối liên
hệ về gien với những người cùng chơi khác hay không. Tuy nhiên, nó
có thể liên quan nhiều đến thực tế rằng với tư cách là một loài,
chúng ta đã được cấy vào một cảm giác công bằng và khả năng
thông cảm với vấn đề mà đồng loại gặp phải.
Thật hay khi nghĩ rằng chúng ta có thể sử dụng sự công bằng và
đồng cảm để khắc phục được nhiều thế lưỡng nan xã hội khác
nhau mà mình gặp phải. Một cách để thực hiện điều này là sử dụng
chiến lược “muốn người làm sao thì ta làm vậy” với niềm hy vọng
rằng người khác, với cảm giác về sự công bằng và đồng cảm
tương ứng, cũng sẽ làm như vậy. Chúng ta thường sử dụng chiến lược
của Bà Muốn người làm sao thì ta làm vậy trong gia đình, trong các
mối quan hệ và tại nơi làm việc. Lời lý giải của các lý thuyết gia trò
chơi cho hành vi hợp tác của chúng ta trong những tình huống này
là chúng gắn với nhiều sự tương tác lặp đi lặp lại, rằng chúng ta có
thể gặp phải những hành động trả thù nếu chúng ta không cư xử với
sự công bằng và cảm thông. Một chìa khóa để tìm đến sự ổn định xã