cánh mày râu) thì cứ khoảng mười người đàn ông khỏe mạnh đi qua
thì mới có một người lên tiếng giúp đỡ, con số trung bình nhất
quán một cách kỳ lạ ở mọi các quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Anh,
Trung Quốc và Mỹ.
Tuy nhiên, sự thực rằng chỉ có một lượng nhỏ người sẵn sàng thực
hiện những hành động vị tha làm dấy lên câu hỏi là tại sao họ lại làm
như thế. Một câu trả lời là họ đã được thừa hưởng xu hướng sống vị
tha. Một câu trả lời khác là họ đã được đào tạo sống vị tha từ bé, tới
mức bây giờ họ cảm thấy không thoải mái nếu không giúp đỡ người
khác. Những thầy tu theo đạo dòng Tên có câu nói: “Hãy đưa cho tôi
trông một đứa trẻ cho tới khi nó lên bảy, tôi sẽ cho các bạn thấy một
người đàn ông”. Sự thực trong câu nói này đã rõ ràng, không chỉ
nhắc đến vấn đề nuôi dưỡng tôn giáo (tôi vẫn còn mang những
thành kiến do từ bé được nuôi theo đạo Hội giám lý), mà còn kể
đến việc nuôi dưỡng văn hóa đầu đời nói chung. Trải nghiệm đầu
đời ảnh hưởng tới cuộc sống tương lai của chúng ta ra sao được thể
hiện rõ ở series truyền hình của Anh có tên Seven Up! (tạm dịch: 7
trở lên!) (loạt phim này được chiếu ở Mỹ với tựa đề Tuổi lên 7 ở
Mỹ), trong đó người ta theo dõi cuộc sống của một nhóm trẻ với
nhiều tầng lớp khác nhau. Họ phỏng vấn chúng bảy năm một lần
(cho tới khi họ 49 tuổi như hiện nay), và phát hiện ra rằng đường đời
của họ phụ thuộc phần lớn vào tuổi thơ.
Tôi biết rằng mình vẫn mang theo nhiều quy tắc xã hội đã
được dạy từ thuở nhỏ. Bà Muốn người làm sao thì ta làm vậy vẫn
còn đâu đó trong tôi, định hướng cho tôi. Tuy nhiên, còn có một động
lực khác giúp chúng ta đứng thẳng trong phần lớn thời gian. Đó
chính là sự tồn tại của các thông lệ xã hội. Nhưng những thông lệ
như thế xuất phát từ đâu và xã hội làm thế nào để thực thi chúng?
Chúng ta không biết chúng xuất phát từ đâu, nhưng động lực thực