hội là cư xử giống như cách cư xử với những người mà có thể chúng
ta không bao giờ gặp lại nữa. Nhưng chúng ta có làm như thế không?
Mà tại sao chúng ta phải làm như thế? Rất nhiều thí nghiệm xã
hội quan trọng đã được thực hiện để tìm ra câu trả lời cho những câu
hỏi đó.
Một trong những thí nghiệm thú vị như thế được thực hiện trên
các sinh viên của Khoa Thần học thuộc Đại học Princeton. Các sinh
viên này được giáo viên cử đi tới một tòa nhà khác để nói chuyện về
chủ đề người Samaritan nhân lành. Họ không biết rằng mình là
đối tượng trong một thí nghiệm về chính câu chuyện ngụ ngôn đó.
Trên đường đi, họ đi ngang qua một nam diễn viên đang quỵ xuống
lối ra vào, ông này ho và rõ ràng là đang gặp khó khăn. Mục đích của
thí nghiệm là tìm hiểu xem liệu việc suy nghĩ về câu chuyện ngụ
ngôn có khích lệ các sinh viên thực hành không? Câu trả lời là không.
Yếu tố chính ở đây là mức độ vội vàng của họ. Nếu không vội, hai
phần ba dừng lại giúp đỡ. Nếu rất vội, chỉ có mười phần trăm
dừng lại. Phần còn lại vẫn đi tiếp, một số người còn bước qua
người “nạn nhân” trong lúc vội vã. Trong số bốn mươi sinh viên
trong cuộc thí nghiệm, mười sáu người giúp đỡ, nhưng hai mươi tư
người không giúp – điều này khiến cho những người thực hiện
nghiên cứu cho rằng động cơ cá nhân thường có thể lớn hơn niềm
thương cảm, và rằng việc suy nghĩ về chủ đề thương cảm cũng
không tạo ra khác biệt nào trong khả năng thực hiện hành động cả.
Tôi đã vô tình thực hiện thí nghiệm tương tự khi một chiếc va-li
nặng mà tôi mang theo một chuyến hành trình qua nhiều nước bị
gãy bánh. Khi thấy tôi đang chật vật kéo chiếc va-li, một số người
ngoảnh đi chỗ khác, một số ngỏ ý giúp đỡ. Thực ra tôi không cần ai
giúp cả, nhưng tôi muốn biết xem có bao nhiêu người lên tiếng
giúp đỡ, vậy là tôi càng tỏ ra vất vả hơn, cả ở các sân bay và trên các
con phố. Theo tôi đếm (trong thí nghiệm này tôi chỉ tập trung vào