thi thì tất cả các bằng chứng tìm được đều cho thấy đó chính là
Bà Làm sao chịu vậy vốn ưa trả thù.
Thông lệ xã hội là những chỉ dẫn quan trọng để hợp tác. Nói theo
cách của giới kinh tế học Ernst Fehr và Urs Fischbacher thì “tiêu
chuẩn hành vi phụ thuộc chủ yếu vào những niềm tin chung về
cách cư xử của cá nhân trong một tình huống nhất định”. Nhưng
điều đã khiến chúng ta tuân theo các tiêu chuẩn đó là gì lại là một
câu hỏi hoàn toàn khác. Phần lớn các chứng cớ đều cho thấy động
lực chính của chúng ta là nỗi sợ bị các thành viên khác trong nhóm
trừng phạt.
Những hình phạt này rất đa dạng, từ không tán thành cho đến
loại trừ khỏi xã hội hoặc tệ hơn nữa. Hình thức khai trừ khỏi xã hội
khắc nghiệt nhất (chỉ thua xử tử) là lưu đày – một từ bắt nguồn
từ người Athens cổ đại, trong đó những bạo chúa hoặc những người bị
coi là mối đe dọa cho nhà nước bị đày đi nơi khác trong mười năm.
Ngày nay thuật ngữ này có thể bao quát mọi thứ, từ cô gái nhỏ nói với
bạn rằng: “Tớ sẽ không nói chuyện với cậu nữa” cho tới những công
nhân bị đồng nghiệp tẩy chay vì không tham gia đình công, cho tới
những người bị AIDS ở Thái Lan tuy giữ được mạng sống nhờ các
loại thuốc kháng vi-rút sao chép ngược (antiretroviral) rẻ tiền song
lại bị gia đình xa lánh nên buộc phải sống trong các ngôi chùa.
Trong những trường hợp này, mọi thành viên trong nhóm đều
biết cá nhân bị khai trừ là ai, nhưng không phải lúc nào cũng thế.
Điều quan trọng là tất cả các thành viên trong nhóm đều có thể
xác định được người bị khai trừ. Chẳng hạn, những người phục vụ bàn
lập hàng rào bãi công ở New York đã bí mật mang theo camera để
chụp ảnh những thành viên công đoàn bỏ bãi công và đe dọa đăng các
bức ảnh đó tại các trụ sở công đoàn để cho mọi thành viên đều biết
ai là kẻ bỏ bãi công. Trong một trường hợp khác, cộng đồng người
Mỹ gốc Hoa bị cảnh báo về một người gốc Hoa đã bỏ rơi đứa con