KÉO, BÚA, BAO - LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY - Trang 191

hai người chơi trong một số lần nhất định, cuối cùng họ có thể
chia đôi số tiền đó. Mỗi lần hũ tiền được đẩy đi, lượng tiền được
tăng lên. Tuy nhiên, người chơi giữ hũ tiền có thể lấy một tỷ lệ đáng
kể trong đó – có thể lên tới 60% tổng lượng tiền trong hũ – và để
phần ít hơn còn lại cho người kia. Chiến lược tốt nhất là cứ
chuyền nhau hũ tiền đó. Tuy nhiên, một nghịch lý logic tương tự
như Thế lưỡng nan của người tù lại chỉ ra rằng người đầu tiên giữ
hũ tiền nên lấy 60% đó và bỏ chạy.

Logic tư duy “tới bước cuối rồi truy ngược về” đã hé lộ vấn đề

này. Đây là logic mà chúng ta sử dụng trong cuộc sống hằng ngày
khi chúng ta muốn dự đoán hệ quả của các hành động khác nhau,
rồi truy ngược về trước từ những hệ quả đó để tìm ra hành động
tốt nhất. Trong trường hợp của Trò chơi con rết, tư duy trước cho
chúng ta thấy rằng người chơi giữ hũ tiền cuối cùng có thể cướp
lấy phần hơn chứ không chịu chia đôi số tiền.

Từ điểm này truy ngược lại, người giữ hũ tiền áp cuối sẽ cướp

lấy phần hơn chứ không chịu chuyền hũ tiền đi nữa. Nhưng logic
này cũng áp dụng với người giữ hũ tiền lần áp chót, cứ thế tiếp
tục cho tới người đầu tiên. Từ đó chúng ta đi đến kết luận rằng
người giữ hũ tiền đầu tiên nên lấy tiền và chạy đi.

Tôi băn khoăn không biết liệu có phải chúng ta cũng từng học

cách sử dụng lối tư duy này khi còn nhỏ không, nên tôi quyết định
thử bằng cách giới thiệu Trò chơi con rết trong một buổi liên hoan
cho bọn trẻ, nhưng thay vì tiền thì tôi dùng kẹo hình gấu, và cứ mỗi
lần chiếc hũ được chuyển đi thì tôi lại cho thêm kẹo vào đó. Những
em nhỏ tám tuổi thông minh sớm nhận ra rằng tốt hơn hết là
chúng nên chớp lấy thời cơ gần nhất để lấy già nửa hũ kẹo. Thế
là trò chơi kết thúc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.