KÉO, BÚA, BAO - LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY - Trang 228

153. Nguyên văn “Résident général”: Chức vụ Tổng Trú sứ Trung-Bắc Kỳ
(Résident général de l’Annam et du Tonkin) được đặt ra để thay mặt cho
Chính phủ Pháp chủ trì mọi công việc đối ngoại của triều đình Việt Nam ở
cả Bắc và Trung Kỳ. Tiếng Việt vào thời điểm Hòa ước Quý Mùi, 1883
được ký kết không quen dùng “trú sứ” hay “lưu trú quan” để dịch chữ
résident, nhân lại sẵn có chữ consul nên mới gọi viên chức ấy là “công sứ”.
Chức vụ này cũng thường được gọi ngắn gọn là “Tổng sứ” hay gọi là “Toàn
quyền Lưỡng Kỳ” hoặc “Toàn quyền Trung-Bắc Kỳ”. Năm 1885, tướng
Philippe Marie André Roussel de Courcy được cử sang Việt Nam với quyền
hạn cai quản cả Bắc lẫn Trung Kỳ. Năm sau đó, Paul Bert được cử sang kế
nhiệm. Trong dân gian, người ta thường gọi là Toàn quyền Paul Robert.
Năm 1887 khi Liên bang Đông Dương hình thành thì chức vụ Toàn quyền
Đông Dương được lập nên, nắm toàn quyền cai quản cả Bắc Kỳ, Trung Kỳ,
Nam Kỳ và Cao Miên; tới năm 1889 chức vụ Tổng sứ Trung Kỳ-Bắc Kỳ bị
bãi bỏ. Trước đó, vào năm 1886, chức vụ Thống sứ Bắc Kỳ (Résident
supérieur du Tonkin) và Khâm sứ Trung Kỳ (Résident supérieur de
l’Annam) được đặt ra, khi đó còn dưới quyền trực tiếp của Tổng Trú sứ.
154. Nguyên văn: 'Rue des Cercueils'. Chính là phố Lò Sũ xưa kia chuyên
đóng và bán áo quan (còn được gọi là Hàng Sũ), thế nhưng đền thờ nghề sũ
trên phố lại thờ ông tổ nghề mộc và nghề rèn. Sở dĩ như vậy vì những người
thợ sũ đều xuất thân từ nghề mộc và nghề rèn. Dân phường Hàng Sũ phần
lớn từ làng Liễu Viên, Phương Dực (Thường Tín, Hà Tây cũ) đến thành
Thăng Long cách đây hơn 200 năm. Tuy nhiên, nghề hàng sũ trên phố nay
không còn, chỉ còn lại tên gọi mà thôi.
155. Nguyên văn 'nielleurs', từ này từ điển cho nghĩa “thợ khảm men
huyền”, một loại thợ chạm hoặc dát vàng bạc.
156. Nguyên văn 'bois de fer', dịch chữ là “gỗ sắt”; ở Việt Nam có nhóm gỗ
được gọi là tứ thiết gồm bốn loại gỗ quý và cứng như sắt là đinh, lim, sến,
táu. Gỗ trắc còn có tên gọi là cẩm lai, không nằm trong hàng tứ thiết, tuy nó
là một loại gỗ quý ở Nam Kỳ; không hiểu vì sao tác giả lại mô tả đồ chạm
khảm của Bắc Kỳ được làm trên nền gỗ trắc, vì thời đó Bắc Kỳ thịnh hành
gỗ gụ, đồ gỗ truyền thống thường được gọi chung là sập gụ tủ chè.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.