phủ (1867), Đốc phủ sứ (1868), Tổng đốc Thuận Khánh (24 tháng 7 năm
1886).
191. Tức Nguyễn Duy Hiệu (1847-1887), có sách ghi là Nguyễn Hiệu, tục
gọi Hường Hiệu, là một chí sĩ và là một lãnh tụ trong phong trào Cần
Vương tại Quảng Nam.
192. Jules Georges Piquet (1839-1923) là một chính trị gia người Pháp.
Ông từng là Toàn quyền Đông Dương, thời gian tại vị từ 3/5/1889 đến
18/4/1891. Ngoài ra, ông còn làm Toàn quyền ở vùng Ấn Độ thuộc Pháp,
thời gian tại vị từ năm 1888 đến 1889.
193. Séraphin Hector: Khâm sứ Trung Kỳ giai đoạn 1889-1891.
194. Phan Đình Phùng (1847-1895): hiệu Châu Phong, là nho sĩ, nhà thơ và
là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần
Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ XIX.
195. Nguyễn Thân được phong tước Diên Lộc Quận công.
196. Nguyên văn ‘premier ministre’. Ở đây chỉ “Thượng thư Bộ Lại”,
nhưng trong tiểu sử Nguyễn Thân không thấy ghi việc này.
197. Thành Thái (1879-1954) hay Nguyễn Phúc Bửu Lân (Nguyễn Phúc
Chiêu) là vị Hoàng đế thứ 10 của triều đại nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến
1907. Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân nổi tiếng là ba vị vua yêu nước,
chống Pháp. Ông từng bị lưu đày sang đảo Réunion (châu Phi).
198. Tức vua Dục Đức – Nguyễn Cung Tông (1852-1883), vị Hoàng đế thứ
năm của nhà Nguyễn. Ông là con của Thoại Thái vương Nguyễn Phúc
Hồng Y được Tự Đức chọn làm người kế vị; ông lên ngôi theo di chiếu,
nhưng các quan Phụ chính là Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết dâng
tờ hạch lên Hoàng Thái hậu Từ Dụ hạch tội Dục Đức, rồi nhân đó tống
giam ông, bỏ đói ông đến chết. Chỉ lên ngôi mấy ngày nên ông còn chưa
kịp đặt niên hiệu, Dục Đức chỉ là tên gọi nơi ông ở là Dục Đức đường. Sau
này con ông là Hoàng đế Thành Thái đã truy tôn phụ hoàng là Cung Tông
Huệ Hoàng đế.
199. Theo sử gia Phạm Văn Sơn, thì đang khi vua Dục Đức hết sức đau đớn
vì đói khát, Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã sai người giết vua