bằng thuốc độc vì sợ để lâu sẽ sinh biến (Việt sử tân biên, quyển 5, tập
thượng, 1962).
200. Ở đây có lẽ tác giả đề cập đến Victor Olivier de Puymanel (1768-
1799), còn có tên là Nguyễn Văn Tín, ông là một sĩ quan công binh và hải
quân, một nhà phiêu lưu người Pháp, người có một vai trò khá quan trọng
trong lịch sử Việt Nam. Ông đóng vai trò chủ chốt trong việc người Pháp
giúp hiện đại hóa lực lượng của Nguyễn Ánh. Tuy vậy đến nay, vai trò của
Olivier trong việc xây dựng kinh thành Huế vẫn là một chủ đề gây tranh cãi.
201. Thường gọi là quần lá tọa.
202. Đàn Nam Giao triều Nguyễn được xây dựng ở xã Dương Xuân, về
phía nam của kinh thành Huế, nay thuộc địa phận phường Trường An,
thành phố Huế.
203. Đàn hình vuông mà tác giả nói đến chính là Phương Đàn, đàn hình
tròn được gọi là Viên Đàn.
204. Nơi nhà vua thanh tịnh trai giới trước khi hành lễ tế Nam Giao, đó là
một tổng thể kiến trúc khép kín nằm ở góc tây nam của khuôn viên đàn
Nam Giao.
205. Nghi Thiên Chương Hoàng hậu (1810-1902), hay Từ Dụ hoàng Thái
hậu. Bà tại vị như một bà hoàng đức cao vọng trọng nhất của triều đình Huế
trong vòng 55 năm.
206. Lệ Thiên Anh Hoàng hậu (1828-1903) húy là Vũ Thị Duyên, con của
Thái Tử Thái Bảo, Đông Các Đại học sĩ, kiêm quản Quốc Tử Giám sự vụ
Vũ Xuân Cẩn. Bà thường được gọi với hiệu Trang Ý Hoàng Thái hậu hoặc
Khiêm Hoàng hậu.
207. Chính là Từ Minh Huệ Hoàng hậu Phan Thị Điều (1855-1906), người
huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, con gái của Phù Quốc công Phan Đình
Bình.
208. Gavroche là nhân vật trong cuốn tiểu thuyết Những người khốn khổ
của Victor Hugo, điển hình cho những cậu bé lang thang đường phố, láu
lỉnh, phóng túng.
209. Lăng Minh Mạng hay Hiếu Lăng do vua Thiệu Trị cho xây dựng, nằm
trên núi Cấm Khê.