Miên, cũng là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y
Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội).
226. Khi chưa có người Việt định cư, người Chăm gọi vùng đất này là
“Hamu Lithít” – “Hamu” là xóm ruộng bằng, “Lithít” là ở gần biển. Khi bắt
đầu có người Việt định cư, vẫn chưa ai có ý định đặt ngay cho vùng đất này
một tên gọi mới bằng tiếng Việt. Lâu dần, âm cuối “Lithít” lại được gắn liền
với âm “Phan” tách từ phiên âm của tên hai vùng Phan Rang, Phan Rí và
Phan Tiết (tên gọi cũ) và sau này người ta gọi chuẩn với cái tên Phan Thiết.
227. Louis Vuillaume: tức Cố Đề cha sở nhà thờ Tấn Tài (Phan Rang) giai
đoạn 1885-1889.
228. Đơn vị đo lường Trung Quốc, tương đương với khoảng 60 ki-lô-gam.
(TG)
229. Nguyên văn: “des Khas”. Người Kháng, còn gọi là Xá Khao, Quảng
Lâm, là dân tộc cư trú tại bắc Việt Nam và Ai Lao. Họ nói tiếng Kháng, là
ngôn ngữ thuộc ngữ chi Khơ Mú của ngữ tộc Môn-Khmer.
230. Battambang: thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Battambang, Campuchia, phiên
âm tiếng Việt là Bát-tam-bang hoặc Bát-đom-boong. Sử Việt thế kỷ XIX
gọi tỉnh này là Bát Tầm Bôn.
231. Angkor là tên thường gọi của một khu vực tại Cao Miên đã từng là
kinh đô của Đế quốc Khơ-me và đã phát triển rực rỡ vào khoảng thế kỷ IX
đến thế kỷ XV. Từ “Angkor” xuất phát từ tiếng Phạn nagara và có nghĩa là
“thành phố”.
232. Nguyên gốc tiếng Pháp: Indo-Chine, nghĩa là Ấn-Trung (Ấn Độ -
Trung Hoa). (DG)
233. Biển Hồ Cao Miên: một hệ thống kết hợp giữa hồ và sông có tầm quan
trọng to lớn đối với Cao Miên. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á.
Trong sách này dùng Biển Hồ để chỉ vùng hợp lưu giữa các con sông còn
Tonlé-sap là tên một dòng sông.
234. Vào mùa mưa bắt đầu từ tháng Sáu, thay vì sông Tonlé-sap rút nước từ
hồ ra sông Mê Kông thì sông chảy ngược dòng, tiếp nước vào hồ khiến mực
nước hồ dâng cao và tăng diện tích hồ. Đến tháng Mười thì nước hồ lại rút
xuống và theo sông Tonlé-sap đổ ra sông Mê Kông.