KÉO, BÚA, BAO - LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY - Trang 33

là đáp án kém thực tế nhất, bởi nó phụ thuộc vào cách cai trị của
một loạt những vị vua kiêm triết gia (dĩ nhiên là do các triết gia như
Plato đào tạo). Xét trên một số triết gia tôi đã gặp khi nghiên cứu
về chủ đề này, đây chắc chắn sẽ là con đường nhanh nhất dẫn
tới tình trạng hỗn loạn.

Theo Plato, các vị vua hiền triết sẽ là những nhà cai trị nhân từ

– về lý thuyết thì điều này cũng tốt thôi, nhưng lại mâu thuẫn
chan chát với Thế lưỡng nan của người tù trên thực tế. Hãy nhìn
Vua Solomon mà xem. Có thể ông thông thái và nhân từ, nhưng sở dĩ
ông nhân từ được là vì ông đã lấy đi hầu hết của cải trong lãnh địa
của mình làm của riêng. Nói cách khác, thay vì là một người cai trị
nhân từ, tự tách mình ra khỏi cuộc tranh giành tài nguyên và chỉ giám
sát quá trình phân phối chúng một cách công bằng, thì ông ta lại
gian dối bằng cách tham gia vào chính cuộc tranh giành tài nguyên
đó. Hằng năm, chỉ riêng số vàng ông ta lấy đi đã vào khoảng 18,7
tấn, tương đương 480 triệu đô-la ngày nay. Cộng với các tài sản khác
(bao gồm 60 tỉ đô-la dùng xây dựng thánh đường nổi tiếng của
ông), thì ta có thể đặt Solomon vào hàng những người siêu giàu như
Bill Gates, chỉ có một khác biệt nhỏ là tài sản của Solomon bắt
nguồn từ việc đánh thuế người dân chứ không phải bán hàng hóa
cho họ.

Như vậy, bằng cách tham gia vào cuộc tranh giành tài nguyên,

Vua Solomon đã trở thành một phần của vấn đề thay vì chìa khóa
giải quyết vấn đề. Nói chung, đó là vấn đề của việc lệ thuộc vào
một nhà cầm quyền nào đó. Nhà cầm quyền có thể có dự định
của riêng mình, và những dự định này không phải lúc nào cũng nhất
quán với nguyên tắc hợp tác và công bằng. Ngay khi nhà cầm
quyền theo đuổi các dự định này, họ sẽ trở thành một phần của
vấn đề thay vì giải pháp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.