KÉO, BÚA, BAO - LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI TRONG CUỘC SỐNG THƯỜNG NGÀY - Trang 52

khi thực hiện thí nghiệm này ở Úc, tôi cũng thu về kết quả tương tự
– ngoại trừ trường hợp tôi đưa khay bánh cho em trai tôi và cậu chàng
đã lập tức chộp lấy miếng bánh to, lại còn toe toét cười nữa chứ.
Việc tôi cảm thấy như thế nào không hề khiến cậu ấy e ngại –
thế nên kích cỡ miếng bánh mới được ưu tiên trước. (Hẳn cậu ấy
vẫn muốn trả đũa tôi vụ hộp pháo hoa).

Bài toán chia bánh

Khi nghiên cứu vấn đề này sâu hơn, tôi phát hiện ra rằng việc

gán giá trị số cho cảm xúc của con người mới chỉ là một trong những
vấn đề chúng ta gặp phải khi tìm cách phân chia một nguồn tài
nguyên hữu hạn sao cho công bằng và không gây tị hiềm. Vấn đề
thứ hai là phải tìm ra một công thức hữu hiệu để thực hiện sự phân
chia đó. Đây được gọi là bài toán chia bánh, và phải đến thế kỷ XX,
giới toán học mới tìm ra một giải pháp chung toàn diện.

Tuy nhiên, một nhóm giáo sĩ Do Thái thời cổ đại cũng đã tìm ra

giải pháp cho một trường hợp cụ thể mà không cần đến sự trợ giúp
của toán học hiện đại, khi họ đối mặt với trường hợp của một người
đàn ông có ba bà vợ. Giải pháp này được nêu trong cuốn Babylonian
Talmud

(15)

(tạm dịch: Các văn kiện Babylon).

Vấn đề thực ra không phải là các bà vợ, mà là cách phân chia tài

sản của ông chồng sau khi ông ta chết. Khác với những người nổi
tiếng ngày nay, mỗi người trong số các bà vợ đều có một thỏa
thuận được pháp luật ràng buộc vào ngày cưới, nhưng ba thỏa thuận
này không giống nhau. Thỏa thuận của bà vợ đầu nêu cụ thể rằng
bà sẽ nhận được 100 dinar (tương đương 8.500 đô-la) từ tài sản của
chồng. Người vợ thứ hai, có vẻ do thuê được luật sư giỏi hơn, sẽ nhận
200 dinar. Còn người vợ thứ ba, người có luật sư giỏi hơn cả, nhận
được đến 300 dinar.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.