cãi là nửa còn lại và giải pháp công bằng nhất là chia nửa thứ hai
theo tỷ lệ 50:50. Họ gọi giải pháp này là “chia đều tổng số lượng
còn đang tranh cãi” và chứng minh rằng trong trường hợp của người
đàn ông có ba vợ, “việc phân chia tài sản giữa ba người thừa hưởng sẽ
được thực hiện theo phương pháp sau: mỗi hai người phải phân chia
tổng số tài sản họ nhận được theo nguyên tắc chia đều ‘tổng còn
đang tranh cãi’”.
Với tôi, đây là một nguyên tắc tuyệt vời để áp dụng vào việc chia
sẻ trong cuộc sống hằng ngày. Thứ nhất vì nó rất đơn giản, thứ
hai vì nó mang lại cảm giác công bằng. Tôi đã có cơ hội thử nghiệm
điều này khi cùng một người bạn tới sạp đồ cũ và thấy một đống
sách cũ đang được bày bán. Thay vì tranh giành nhau các cuốn sách,
chúng tôi gom tiền lại để mua tất cả những cuốn sách mà cả hai
muốn mua. Sau đó, chúng tôi chia sách làm ba nhóm: nhóm sách
tôi rất thích mà anh bạn tôi không thích, nhóm sách anh bạn tôi rất
thích mà tôi không thích và nhóm sách cả hai cùng thích. Sau đó,
chúng tôi luân phiên nhau chọn sách ở nhóm thứ ba (tổng số còn
đang tranh cãi) cho đến khi chia đều. Rất đơn giản. Và cả hai đều
rất hài lòng.
Phương pháp phân chia đều một tổng còn đang tranh cãi thậm
chí có thể được áp dụng cho các vấn đề toàn cầu. Chẳng hạn,
phương pháp này hiện đang nghiêm túc được xem là cách dàn xếp
xung đột lãnh thổ công bằng nhất. Có lẽ chúng ta nên áp dụng nó
vào cuộc tranh cãi hiện tại về quyền khai thác dầu mỏ trên dãy núi
Lomonosov ở Bắc Cực: hãy trao cho mỗi quốc gia quyền khai thác
không bị tranh cãi ở dãy núi, và phân chia phần còn lại thật đều
giữa họ (hãy xem thêm chú thích trong Công ước về Luật biển của
Liên Hiệp Quốc năm 1994). Phải thừa nhận rằng những vấn đề
như thế rất phức tạp, nhưng với tư cách là một nhà khoa học, tôi