phần bánh bị bỏ lại). Những người ngồi ăn cùng bàn với tôi thì bắt
đầu đổi bánh cho nhau, cho đến khi tôi đề xuất một nỗ lực
chung. Tôi bảo họ hãy tách riêng kem và bánh lên một chiếc đĩa lớn.
Sau đó, chúng tôi chuyền chiếc đĩa quanh bàn để mọi người tự ý
chọn kem hoặc bánh, cho đến khi cả hai thứ đều hết sạch. Thật
đơn giản. Không ai phật lòng với kết quả nhận được, và hơn nửa số
khách ngồi cùng bàn với tôi bảo rằng cách chia đó tốt hơn lựa
chọn ban đầu của họ.
Thí nghiệm của tôi cho thấy để những người phụ trách lựa chọn
làm luôn việc phân chia là phương pháp thực tiễn nhất khi cần chia
sẻ một tài nguyên trong đó những người khác nhau lại thích một
phần nhỏ khác nhau của tài nguyên đó. Tôi rất thích thú khi nghe
một người bạn làm công tác cứu trợ ở nước ngoài kể rằng đây chính
là cách mà một số dân làng chia sẻ hàng viện trợ mà họ nhận được.
Chẳng hạn, một người có thể nhận chăn, còn người khác nhận thức ăn
vì khoản viện trợ ban đầu được cung cấp trong tình trạng khá lộn
xộn. Họ có thể trao đổi với nhau nhưng nhận thấy sẽ hiệu quả hơn
nếu mỗi người giữ lại phần mình thực sự cần và dồn phần còn
lại thành một đống, sau đó mỗi người luân phiên chọn một món đồ
trong đó. Những buổi tiệc tặng quà của người bản địa khu vực tây
bắc Thái Bình Dương cũng thể hiện chức năng tương tự trong việc tái
phân phối tài sản, với một biến thể thú vị là “uy danh” có thể được
xem là một loại hàng hóa, vì những người đóng góp nhiều nhất cho
tài sản chung sẽ nhận được nhiều danh tiếng nhất.
Chia sẻ dân chủ không phải là điều dễ dàng đạt được. Tôi nghiệm
ra điều này khi đang là nhà điều phối chính sách cho một đảng
chính trị mới thành lập – và hiện đã giải tán – ở Úc. Một trong những
lý do khiến đảng chúng tôi giải tán là vì chúng tôi quá thiết tha trở
nên thật sự dân chủ. Mọi quyết định chính sách đều phải được đem
ra thảo luận, quyết định, rồi đạt được sự đồng thuận dân chủ bởi