KÉP TƯ BỀN - Trang 133

KÉP TƯ BỀN

Nguyễn Công Hoan

www.dtv-ebook.com

Lời Bạt:

Nguyễn Công Hoan (1903-1977) viết báo, viết văn từ những năm 20

của thế kỷ 20, đến các tác phẩm ký, truyện ngắn và truyện dài viết vào đầu
những năm 30, ông để lại dấu ấn trong lòng bạn đọc. Kép Tư Bền (Tân
Dân, 1935), tập tuyển 15 truyện ngắn Nguyễn Công Hoan viết những năm
cuối thập niên 20 đầu thập niên 30, trở thành dấu mốc trong sự nghiệp sáng
tác của ông, cũng là dấu chỉ cho một bước ngoặt chuyển đổi quan trọng
trong đời sống văn học Việt Nam hiện đại.

Kép Tư Bền ngay khi ra mắt đã được Hải Triều tán dương nhiệt liệt

[1]. Gắng đi tìm một tác phẩm Việt Nam tỏ rõ được chủ trương “dân sinh”
và “nghệ thuật vị nhân sinh” của mình được trình bày trước đấy không lâu,
Hải Triều đã vui mừng tìm thấy ở “những bức tranh rất linh hoạt” về hiện
trạng xã hội “dưới ngọn bút tài tình của nhà văn sĩ Nguyễn Công Hoan”
trong tập truyện Kép Tư Bền. Hải Triều đánh giá cao Kép Tư Bền là bởi
ông thấy ở trong đó nhà văn đã miêu tả một cách “bình dị mà thiết thực”
đời sống cũng như tâm tư của những hạng người bần cùng, dưới đáy, khiến
người đọc dù vô sự đến mấy “cũng nghe thấy như bồi hồi man mác, cái bồi
hồi man mác tự nhiên của một con người có chút tình đối với nhân loại”.
Chiếu Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan vào cái khung quan điểm “nghệ
thuật vị nhân sinh” của mình, Hải Triều thấy tác phẩm đã mang chứa cả hai
đặc điểm quan trọng của trào lưu này: hình thức có khuynh hướng về tả
thực, nội dung có khuynh hướng về xã hội, dầu về phương diện tả thực “tác
giả đã đạt đến mục đích một phần lớn rồi” còn về “phương diện xã hội thì
chưa hoàn toàn”. Với Hải Triều, dẫu phương diện xã hội của tác phẩm còn
“đương phôi thai”, Kép Tư Bền “có thể nói rằng đã mở ra một kỷ nguyên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.