KẾT THÚC BÁN HÀNG ĐÒN QUYẾT ĐỊNH - Trang 48

bạn có thể trả lời tốt bằng hoặc tốt hơn các phần khác trong cuộc bán hàng
của bạn.

Khi khách hàng yêu cầu thêm thông tin về kết quả hoặc lợi ích họ sẽ

nhận được từ sản phẩm hoặc dịch vụ, bạn sẽ được đặt vào vị trí hoàn hảo để
tiến hành vụ mua bán.

Hãy sử dụng tất cả kỹ năng xử lý từ chối của bạn. Hãy đón nhận lời từ

chối. Khen ngợi và cảm ơn khách hàng vì họ đã đặt câu hỏi. Trả lời câu hỏi
và kết thúc bằng câu: “Điêù này đã giải đáp thắc mắc của anh chứ”?

5. Lời từ chối khoe khoang
Một kiểu từ chối khác là lời từ chối khoe khoang. Đôi lúc, khách hàng

muốn chứng tỏ họ biết nhiều về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Họ đưa ra
những nhận xét hoặc đặt các câu hỏi phức tạp về sản phẩm, dịch vụ hoặc
ngành nghề của bạn.

Khi gặp trường hợp này, hãy nhún nhường đáp lại. Hãy chứng tỏ bạn ấn

tượng ra sao. Hãy lịch sự, hào nhã lắng nghe vầ để khách hàng nói. Hãy nhớ,
khi bạn khiến khách hàng cảm thấy mình quan trọng bằng cách tập trung
lắng nghe, họ sẽ thân thiện hơn và mua hàng cho bạn.

6. Lời từ chối chủ quan
Dạng lời từ chối phổ biến thứ sáu là lời từ chối chủ quan. Lời từ chối này

nhằm vào bạn với tư cách cá nhân. Khách hàng sẽ nói những câu như: “ Có
vẻ anh kiếm khá nhỉ?” hoặc “ Bán sản phẩm này giúp anh kiếm được rất
nhiều tiền phải không?”…

Khi khách hàng chỉ trích bạn, đó có thể là vì bạn đã nói quá nhiều về

mình và họ đang làm bạn thất vọng bằng việc chỉ trích vẻ bề ngoài hoặc thái
độ của bạn.

Khi nhận thấy mình nói quá nhiều về bản thân hoặc công ty, sản phẩm,

dịch vụ, hoặc đời tư, hãy dừng lại và đặt câu hỏi. Hãy nói về khách hàng
nhiều hơn. Khi đặt khách hàng vào vị trí trung tâm, bạn sẽ không gặp những
lời từ chối chủ quan hơn nữa.

7. Lời từ chối khách quan
Bạn cũng có thể gặp lời từ chối khách quan. Những câu hỏi như vậy sẽ

hướng vào lời giới thiệu sản phẩm và tuyên bố rằng bạn làm việc vì quyền
lợi của khách hàng. Khách hàng có thể nói:” Tôi không cho rằng sản phẩm
này có thể đáp ứng yêu cầu của chúng tôi” hoặc “ Có vẻ sản phẩm rất tốt,
nhưng không phù hợp với yêu cầu”….

Nếu xử lý được lời từ chối khách quan, bạn sẽ bán được hàng. Cách tốt

nhất là đưa ra thu khen ngợi và các bằng chứng khác để chứng tỏ rằng sản
phẩm này làm được những gì bạn nói. Đảm bảo rằng khách hàng sẽ có được
những lợi ích bạn hứa và bạn sẽ giúp họ mua sản phẩm một cách dễ dàng.

8. Kiên quyết không mua
Dạng từ chối phổ biến thứ tám được gọi là “kiên quyết không mua.”

46

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.