KHÁCH NỢ - Trang 223

rằng lão Nhã nói thế đấy. Nhà nó có, mình chẳng muốn đến, sợ
cái tiếng đói khát vác miệng vào chơi. Đến nhà chú, anh em nghèo
với nhau.

Lục nghĩ thầm: “Thôi đi bố! Đánh đến chết thì bố cũng đã tạt

vào lý Kiền, không một bữa tất hai rồi”.

Rồi, “mai” mãi cũng chưa thấy ông lão lên Sơn. Hôm nào lão

cũng đi, chẳng biết đi đâu. Có khi sẩm tối mới về, sặc sụa hơi rượu.
Lão lăn vào một xó ổ lá, suốt đêm làm nhàm nói mê.

Buổi sáng mới hửng nắng, lão ra ngồi giữa sân, cởi áo, vạch

quần, săn rận một lúc rồi mới đi.

Ngồi bắt rận, lão kể những chuyện chết đói, chuyện trên tỉnh,

chuyện buồn, chuyện vui bông phèng. Này, đi qua làng nào cũng
không nghe một tiếng chó cắn. Người đói lử đử hàng lũ ngoài
đồng. Có những cái xác nằm chẳng ai chôn, từng đàn quạ bâu
quanh, mổ, rỉa, mắt, mũi. Một đoàn quảy thóc đi nộp kho, vừa vuốt
tràn vừa chửi rủa, đằng sau có những toán đàn bà chạy theo hu hu
khóc. Lão lại nghe kể ở bên Phú Gia có nhà đói quá, bốn mẹ con
nấu một nồi cháo lẫn nhân ngôn, cùng ăn cho chết. Mẹ con lử lả
nằm cạnh bếp lửa đợi cháo chín. Bất đồ, một bọn cướp đói đi
qua, thấy nhà có khói bếp, bèn xông vào. Vớ được nồi cháo, cả lũ
vục đầu húp sạch. Húp xong, giãy giụa lăn ra. Thế là mẹ con nhà nọ
lại không được chết. Người ta còn kể dưới vùng Nam, hàng cơm nào
còn bán thịt thì phải để cả miếng to, không được thái nhỏ hay nấu
canh, nấu đông. Sợ chủ quán đánh tráo thịt người! Dưới ấy thịt
người nhiều lắm. Nhưng lão không tin. Lão bảo:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.