“Không, nói bằng thực đấy. Tôi bỏ chân thủ từ rồi. Thời buổi này
mà giữ đình giữ đền để đói rã họng ra à? Không, tôi đã định thế
mà. Có miếng vườn miếng bãi nào cho tôi cuốc xới cũng được”. Lý
Kiền vẫn cười: “Được, được. Ông cứ ngủ đi. Mai hẵng hay”.
Sáng hôm sau, lý Kiền dậy sớm, gọi ông Nhã xuống bếp, đưa
cho một bát gạo và rỉ tai:
- Cái giỗ đầu năm tôi định không làm gì. Ăn uống lúc này nó ai
oán thiên hạ, mà người ta nói cho. Ông về, cầm tạm lẻ gạo này ăn
đường, khi khác thong thả lên chơi.
- Thế cái việc tôi nói với anh hôm qua...
- Cái nhà tôi nó như con dở người, tính nết mặt tam mặt tứ. Thà
tôi nói trước với ông còn hơn là rồi nó nói không tiện. Tôi chỉ tiếng
cả nhà không, cũng kham khổ lắm, nếu có gì thì đã giữ ông lại ăn
cơm sáng.
- Tôi kham khổ đã quen...
- Cò mỗi nơi một thung, ông ạ. Thôi đi đi, nhà tôi nó giở dậy, trông
thấy tôi thì thào thế này thì khó nói lắm.
Không cách nào bíu lại được, ông lão Nhã đành xách nón đi.
Chiều hôm ấy, ông xuống nhà Lục. Ra thế đấy!
Lão Nhã định lên kiếm cơm trên đấy này. Ông lão biết đâu ở
đây cũng như ở Nghĩa Đô, nhà nào có mới dám ăn mỗi ngày một bữa
cơm ngữ. Người ta lũ lượt bỏ làng đi tránh chết. Vợ Lục đi ở vú trên
tỉnh, con chủ thôi bú rồi, mà cứ lạy van xin ở. Thằng Khoai, cái Đĩ
mẹ nó đem theo lên, cho làm đầu con nuôi các cửa người ta. Anh
Ngũ - anh ruột Lục, cũng biệt tăm đâu từ năm ngoái. Có người nói