KHÁCH NỢ - Trang 56

Lái Khế quay vào trong nhà, đặt chiếc hèo lên án thư. Lão ngồi

lù lù trên tấm phản giữa. Lão ngồi ngáp rền mấy cái. Mới sáng ra
lão đã ngáp. Đêm qua lão đánh chắn, thức khuya quá. Ai ngáp nghĩa
là gọi con buồn ngủ tới. Con buồn ngủ đến đậu ngay hai bên mi
mắt lão. Đôi mi nặng quá, cơ hồ lão phải trĩu xuống. Lão ngắm
quanh quất, ý muốn tìm cái chiếu... Nhưng không có. Lão liền
ôm cả cái ổ rạ dưới đất lên xếp lênh nghênh trên phản. Rồi lão
chui người vào giữa ổ rạ, đầu và chân tay thò ra, cong queo như một
con bò thui. Một chốc, tiếng ngáy đã vang rờn rờn...

Mỗi năm, lão thường đến nhà hương Cay đòi nợ một lần, vào

ngày phiên chợ cuối năm. Món nợ hơn mười đồng bạc. Không phải
ông Cay nợ Bá Khoản. Khi bà cụ mất, trước mặt con và chủ nợ, bà cụ
giối lại rằng: “Tôi không dám ăn cướp công ông bà đâu. Con tôi
rồi nó phải chu tất. Con ơi! Mày nhớ lấy nhời mẹ...”. Món nợ được
viết văn tự miệng sang tên như thế. Nó thành một thứ nợ lưu cữu
truyền kiếp. Cho nên, có năm Bá Khoản quên dặn lái Khế, mà lái
Khế cũng sang đòi như lệ thường. Lão đã đi nhẵn ngõ, nhớ cả ngõ có
mấy hòn gạch. Vợ hương Cay sợ lão lắm. Sợ lão đánh, sợ lão “bĩnh”
các trò ma ra nhà, ra cửa. Bởi thế, bao giờ gần Tết, thấy lão lù lù
đi ngoài ngõ vào, bà ta phải ra đon đả, cười cười, nói nói: “Kìa ông đã
sang. Mời ông vào chơi...” Rồi mụ xuýt xoa như khấn: “Năm nay
hàng họ ế ẩm lắm. Nhờ ông về nói với cụ Bá thư thư cho nhà cháu
đến sang Giêng ngày rộng tháng dài. Thôi gọi là...” Lão cúi cái đầu
gáo dừa xuống nhìn hai hào bạc trắng nằm trong lòng bàn tay bà
hương. Lão gión lấy, đút vào hầu bao, buộc thắt nút lại.

Sang năm, ngày rộng tháng dài, con nợ có trả được hay chưa, lão

không cần biết.

*

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.