KHẢO LUẬN VỀ ÔNG PHAN THANH GIẢN - Trang 121

đúng chăng?) Bonard lên tàu khu trục hạm Sémiramis của phó đề đốc
Jaurés có nhiệm vụ chở tiểu đoàn khinh binh của Pháp về Thượng Hải
(Trung Quốc) cùng với phái đoàn của Pháp. Khu trục hạm nầy được bảo vệ
bởi hộ tống hạm chạy bằng máy hơi nước Cosicao, Grenada và Circé đến
từ Phi Luật tân, chuyên chở phái đoàn Tây Ban Nha.
Ngày 5 tháng 4 dl, đoàn tàu (Pháp Tây ban Nha) bỏ neo ở vụng biển Đà
Nẵng và cùng ngày hôm đó tàu của phó đề đốc Jaurés tiếp tục hành trình về
Thượng Hải . . . .
Ngày 6 thán 4 dl, hai phái đoàn Pháp - Tây Ban Nha lên bộ. Ngày 7 khởi
hành bằng đường bộ với 300 lính tập An Nam và 400 trăm phu khuân vác.
Trưa ngày 10, phái đoàn tới Huế. Sau những nghi lễ viếng thăm thông
thường, là nghi thức trao đổi các bản hòa ước trong 2 ngày 13 và 14. Ngày
15 đáng ghi nhớ vì cái chết rất đáng tiếc của Lâm Duy Hiệp, một trong hai
viên toàn quyền đặc sứ. Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, bệnh dịch tả đã
giết chết ông Hiệp.
Ngày 16 phái đoàn được Tự Đức tiếp kiến.
Vào buổi chiều ngày 18 tháng 4 dl, sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ lại bắt
đầu trở ra Đà Nẵng bằng đường sông do các thuyền chiến của triều đình
chuyên chở. Sáng ngày 19, đoàn tới vụng Đà Nẵng và lên tàu chiến
Grenada đã tới cùng một ngày đợi ở đó và về tới Sài Gòn ngày 22 tháng 4. .
. .
Về đến Sài Gòn, Đề đốc Bonard, sức khoẻ suy giảm vì làm việc quá sức
với những phiền não gây ra từ chính quyền của ông (ở Sài Gòn), ông trao
quyền cai trị lãnh thổ thuộc địa cho phó đề đốc de la Grandière. Ngày 30
tháng 4, ông (Bonard) từ biệt nhân viên viên chức nơi phòng khách dinh
toàn quyền và giới thiệu người thay thế ông . . . .>>
*
Tự Đức tiếp kiến các sứ thần ở điện Thái Hoà
Sách Đại Nam Thực Lục ghi chép việc nầy như sau:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.