đều nhau. Đến cả sự lệ việc thông thương ở cả 3 cửa biển, cũng nên định
rõ. Trong ngoài 1 tháng phải làm cho xong rồi về Kinh. . . >>(ĐTLCB; q.
XXVIII; trang 11).
---------
@ Ở miền Nam, Cao Miên làm ngăn trở: ở đây Tự Đức muốn đề cập đến
việc quân xâm lược Pháp dành quyền bảo hộ của triều đình Huế đối với
nước Cao Miên. Không thấy sử sách của nhà Nguyễn viết rõ về việc nầy.
Trước ngày quân xâm lược Pháp đặt chân lên nước Đại Nam, nước Cao
Miên (Cambodge) có lúc là một nước chư hầu, có lúc là một nước dưới
quyền đô hộ của nước An Nam hoặc của nước Xiêm (Thái Lan) nhưng hầu
như chịu ảnh hưởng đô hộ của người Xiêm nhiều hơn. Một viên quan của
triều đình Bangkok nước Xiêm đóng trụ sở ở thủ đô mới của nước Cao
Miên là Oudong để lãnh trách nhiệm đô hộ nước nầy.
Từ năm 1812 (niên hiệu Gia Long thứ 11) người Xiêm đã từng đem quân
xâm lăng và chiếm đóng cựu thủ đô Angkor và tỉnh Battambang của Cao
Miên với lý do trá ngụy là yểm trợ cho vua lưu vong Nặc Ong Nguyên trở
về tranh ngôi báu với vua em là Nặc Ong Chân.
Người Xiêm tiếp tục xâm lấn để chiếm thêm 2 tỉnh Toulé-Repou và
Mouley-Prey của Cao Miên khiến Nặc Ong Chân phải bỏ thành La Bích
(Loveak, một trong những kinh đô ngày xưa của Cao Miên) chạy sang Gia
Định và cầu cứu với chính quyền Việt Nam (Việt Nam là quốc hiệu nước
Đại Việt của triều đại hoàng đế Gia Long). Quân Xiêm bắt giữ kiều dân Đại
Nam ở đất Chân Lạp. Tướng Việt Nam giữ đồn Tân Châu là Trần Văn
Năng viết thư trách cứ. Tướng Xiêm đem những kiều dân Việt Nam và một
số thuyền bị quân Xiêm bắt giữ trao trả lại cho Việt Nam.
Tháng 6 âl năm Nhâm Thân (1812), vì bị áp lực của quân Miến Điện gây
hấn, vua Xiêm ra lệnh rút binh ở Chân Lập về nước rồi sai sứ sang triều
cống hoàng đế Gia Long để giải thích việc đem quân vào Chân Lập là
nhằm mục đích làm cho anh em họ Nặc Ong không tranh chấp quyền lực
lẫn nhau rồi đề nghị đễ quân Xiêm hợp đồng với quân Việt Nam đưa Nặc
Ong Chân trở lại Chân Lập. Hoàng đế Việt Nam gởi lời quở trách vua
Xiêm vô cớ đem quân Xiêm vào nước Chân Lập và dọa sẽ yểm trợ đưa Nặc