trượng 1 thước 5 tấc; riêng hào trước cửa thành rộng 5 trượng 8 thước 5
tấc. Tất cả hào lũy đều sâu 1 trượng. (VSTKCGKL.IV; trang 1193).
Sai lập miếu thờ quốc vương Chân Lập. Nhân dịp nầy, Minh Mạng dụ nội
các rằng:
<<Chân Lập làm triều thần nước ta đã hơn trăm năm, tiến cống cẩn thận.
Triều đình cư xử như là một nước phụ thuộc, gây dựng cho nhiều. Tuy
nhiên, vua cũ nước nầy là Nặc Ong Chân yếu kém không thể tự lực tự
cường. Trong khoảng những niên hiệu Gia Long, có lần đã bị giặc Xiêm
xâm chiếm, Ong Chân đã phải bỏ nước Chân Lập trốn đi, đến ở thành Gia
Định cũ, đất nước đã không còn là của họ nữa. Hoàng khảo Thế Tổ Cao
hoàng đế nước ta (Gia Long Nguyễn Phúc Ánh) vì thương xót cho họ đã có
lòng thành thần phục nên đã nhiều đời sai tướng ra quân đánh tan giặc
Xiêm, lấy lại nước ấy rồi phong vương tước cho Ong Chân, cho họ giữ lấy
bờ cõi, không nỡ sáp nhập nước ấy làm thành quận huyện của Việt Nam.
Tuy nhiên, đương sự (Nặc Ong Chân) từ đó chỉ biết phung phí hưởng thụ,
bỏ lơi việc nước. Vào niên hiệu Minh Mạng thứ 14 (1833), giặc Xiêm lại
ngầm đánh úp, Ong Chân lại chạy trốn đến tỉnh Vĩnh Long, và như vậy
lãnh thổ và nhân dân Chân Lập lại không còn là của đương sự nữa. Ta đã
cử đại quân đánh tan giặc Xiêm, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi, lấy lại thành
quách, chiêu tập nhân dân. Lúc ấy đem nước đó làm thành quận huyện, thì
là ta lấy được của người Xiêm chứ không phải lấy của Chân Lập. Nhưng
nghĩ rằng quốc vương nước đó hãy còn và có thể cố gắng cho nên lại cho
giữ lấy nước, chỉ đặt quân tướng tham tán để bảo hộ, mong rằng đương sự
đời làm phên dậu, lâu chịu ơn yêu quý. Nào ngờ, quốc vương kia chết đi,
lại không có con trai nối nghiệp, đó là do ý trời chứ không phải ý người tạo
ra. Nếu không xử trí trước thì nhất định giặc Xiêm lại nhân lúc sơ hở đến
quấy rối thì nhân dân một hạt không khỏi lại bị lầm than. Vì thế mới sai đặt
quận huyện, đặt lưu quan để cai trị đất ấy, khiến cho người Xiêm phải sợ
mà không còn dám đến xâm lấn mà nhân dân hạt ấy mới được cùng yên
ngủ trong chăn chiếu vậy. Nay quốc vương kia để lại con gái còn bé là
Ngọc Văn cho nên phong làm quận chúa, Ngọc Biện thì phong làm huyện
quân, hậu ban bổng lộc, cho họ được nương nhờ. Các thổ mục của nước đó