Ong Chân trở lại ngôi vua nước Chân Lập mặc dù sau nầy vua Xiêm tráo
trở, lừa dối, thất tín. Mặt khác, lại vỗ về, khuyên lơn, giải thích cho Nặc
Ong Chân yên tâm về việc hợp đồng với quân Xiêm.
Năm Quý Dậu, Gia Long năm thứ 12 (1813), tháng 2 â.l, Triều đình Huế
truyền lệnh cho Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt và Hiệp trấn Ngô Nhân
Tỉnh phát 13,000 thủy binh Việt Nam đưa Nặc Ong Chân và các gia thần từ
Gia Định trở về thành Lô Vét (La Bích hay Loveak ở Chân Lập). Viện trợ
thêm cho Nặc Ong Chân 3,500 lượng bạc, 5,000 quan tiền và hàng chục
ngàn hộc thóc (hộc: một loại đơn vị cân đong lúa gạo). Vì quân Xiêm vẫn
còn đóng trên đất Chân Lập, với ý định chia cắt đất Chân Lập bằng cách
chiếm Battambang giao cho Nặc Ong Nguyên ở Oudong, hoàng đế Gia
Long theo lời cố vấn của Lê Văn Duyệt cho phép quân Việt Nam xây đắp
thành Nam Vang (Phnom Penh) cho Nặc Ong Chân ở, tăng cường thành La
Bích để trữ lương rồi chỉ lưu một số ít quân binh Việt Nam ở lại Nam Vang
để bảo hộ Chân Lạp, còn đại binh của Lê Văn Duyệt thì rút về Gia Định.
Lại viết thơ trách cứ vua Xiêm khiến vua Xiêm cũng phải ra lệnh quân
Xiêm rời khỏi Battambang. (xin xem lại VSTKCGKL.III; trang 1027,
1028, 1029; đã phát hành năm 2003). Kể từ lúc đó, trên thực tế nước Cao
Miên kể như bị chia đôi, một nửa gọi là Cao Miên Thượng do chính vương
Nặc Ong Nguyên ở Oudong cai trị dưới quyền đô hộ của quân Xiêm và một
nửa gọi là Cao Miên Hạ do phó vương Nặc Ong Chân cai trị ở Phnom Penh
dưới quyền đô hộ của quan quân triều đình nước Đại Nam. Vua nước Cao
Miên Hạ Nặc Ong Chân mất không con trai nối nghiệp. Minh Mạng cho
quan triều đình Việt Nam gốc Chân Lập là Trà Long và La Kiên lãnh quyền
cai trị Cao Miên Hạ dưới quyền kiểm soát của quan đô hộ Việt Nam là
Trương Minh Giảng và Lê Đại Cương. Theo lời đề nghị của Trương Minh
Giảng, Minh mạng chấp thuận đặt một người Chân Lập bản xứ là Nhâm Vu
cùng nắm quyền nhiếp chính cai trị, chia Cao Miên Hạ thành thành 33 phủ
của nước Đại Nam. Năm Ất Mùi, Minh Mạng năm thứ 16, tháng 3 âl
(1835), xây đắp thành Trấn Tây để cho quân binh bảo hộ của Việt Nam trú
đóng, bờ thành cao 9 thước 9 tấc, bề dầy chân thành 1 trượng 8 thước,
tường thành dầy 3 thước 6 tấc, 4 hào thành phía ngoài mỗi hào rộng 3