Châu, đã nổi dậy đánh phá các vùng biên giới giữa 2 nước (Tây Ninh, Thủ
Dầu Một, Dầu Tiếng. . .). Tháng 5 â.l (1860), người Cao Miên chiếm đồn
Chu Ức ở Trà Bông thuộc quyền cai quản của tỉnh Gia Định. Phó lãnh binh
Nguyễn Hợp đưa quân bình định nhưng bị giết chết khi xung trận. (xem
Nguyễn Công Tánh; VSTKCGKL. V; trang 1385).
Như vậy, có thể suy định rằng vào lúc đoàn quân xâm lược Âu Châu chiếm
Sài Gòn-Chợ Lớn (Gia Định), Tây Ninh, Thủ Dầu Một, thì người Xiêm La
đã tiến chiếm một vùng đất nào đó của Chân Lập (tỉnh Kampot) rồi đưa
Norodom về để tiếp tục dẹp nội loạn lấy lại ngôi vua cho Norodom. Trước
đây cha của Norodom là Nặc Ong Đôn chỉ làm vua bù nhìn một nửa nước
Chân Lập dưới quyền đô hộ của quan cai trị Gia Định. Nay Gia Định, Tây
Ninh đã mất vào tay người Pháp thì người Cao Miên rất vui mừng liên hợp
với Pháp để họ thoát khỏi ách đô hộ của Đại Nam và chính vì vậy mà
ĐNTL viết rằng <> (ĐNTLCB; quyển XXIII đã dẫn; trang 184)
Sau khi Nặc Ong Đôn chết thì Tự Đức muốn đem quân đánh phạt ( tháng
11 â. l năm Canh Thân, niên hiệu Tự Đức thứ 13/1860) vì kẻ thừa kế của
Nặc Ong Đôn là Norodom đệ I không báo tang. Việc nầy được ĐNTLCB
ghi lại như sau:
<
Tuy nhiên việc chinh phạt Cao Miên chưa kịp thực hiện thì người Pháp đã
gây hấn ở Đà Nẵng rồi đánh chiếm Gia Định khiến cho triều đình Đại Nam
phải bận rộn lo đối phó không còn khả năng đi chinh phạt Cao Miên nữa.
Sau khi thay thế Charner, Bonard cũng có sang gặp Norodom và được
Norodom tiếp đón nồng hậu vì nghe theo lời cố vấn của giáo sĩ giám mục
Miche (vào khoảng tháng 9 d.l năm 1862/ theo A. Schreiner đã dẫn; trang
248).
Nghe theo lời cố vấn của Bonard và theo chỉ thị của hầu tước Chasseloup
Laubat trong chính phủ Pháp, đề đốc La Grandière lúc vừa mới tới Nam Kỳ
đã nghĩ ngay tới việc tìm dịp tạo mối thiện cảm với vua Cao Miên. Nhân
một dịp vua Cao Miên bị lây một chứng bệnh truyền nhiễm đang lan tràn
trong giáo phận của giáo sĩ giám mục Miche, La Grandière liền phái y sỹ