Tôi cũng sẽ phải nhận định rằng, những số liệu được đưa ra ở đây là những
con số tối thiểu sau khi đã cẩn thận loại trừ những điều phô trương phóng
đại cũng như những thành quả chưa được tin cậy. Khi nhắc lại tính cách
không vẹn toàn trong chế độ nông nghiệp của người An Nam là họ bỏ qua
tất cả các ngành nông nghiệp khác để chỉ chú trọng vào những đồng ruộng
sản xuất lúa gạo cho tương lai thì có thể nói rằng con số 200,000,000 trị giá
sản phẩm xuất cảng hằng năm từ 3 tỉnh của chúng ta sẽ không bị xem như
là một sự phô trương quá mức khi mà tất cả mọi lãnh vực về nông nghiệp
đều được khai thác cho ngành xuất cảng hiện nay.
Đến đây, chúng ta thử xét xem nền thương trường của người Âu Châu hiện
đang khai thác như thế nào những nguồn tài nguyên đó. Tôi sẽ không đề
cặp đến những năm đầu tiên của cuộc xâm chiếm vì có những tình huống
quá đặc biệt gây ảnh hưởng trên những kết quả thu gặt được khiến cho việc
so sánh những kết quả đó không thể thực hiện được; Thí dụ như vào năm
1860 vì có nạn đói xảy ra ở Ấn Độ cho nên phải xuất cảng 55,000 tôn-nô
gạo mặc dù lúc đó Sài Gòn đang bị quân dân An Nam phong tỏa cùng với
những luật lệ quá đáng; năm 1861, khi chiến tranh bùng nổ thì tình trạng
pháp lý và thương mại cũng vẫn giữ một mực như thế; năm 1862 dân quân
nổi dậy vào thời điểm thu gặt khiến một phần lớn bị tiêu hao mất đi. Mặc
dù năm 1863 tình trạng bất ổn vẫn còn dây dưa nhưng đã có một số lượng
là 75,000 tôn-nô được luân lưu trong năm nầy. Vào tháng 11, vì có sự phản
đối của dân chúng, quan thống đốc đã phải một vài lần lo bảo vệ cho việc
xuất cảng gạo thóc. Tuy nhiên, nếu mùa thu gặt được thực hiện một cách
yên bình thì có thể nó cũng sẽ mang lại cho xứ nầy một nền xuất cảng bình
thường và liên tục. Vào ngày 1 tháng 1 dl (năm 1864), lệnh cấm xuất cảng
gạo được tuyên bố (đúng ra La Grandière đã ra lệnh cắm xuất cảng gạo từ
tháng 8 dl năm 1863 = chú thích riêng của người dịch dựa theo sách
Abrégé de l Histoire d Annam của tác giả Alfred Schreiner, trang 259), và
mặc dù có những hiệu quả giận dữ ở bên ngoài vòng kiểm soát từ trước
đây, hoạt động chuyển vận đường thủy trong 3 tháng đầu năm 1864 cũng
được ghi nhận như sau:
Nhập bến cảng Sài Gòn từ 1 tháng 1 dl đến 1 tháng 4 dl năm 1864: 26,063