chúng ta.
Hơn nữa, muốn đánh giá ảnh hưởng của sự chuyển vận nhập vào bên cảng
Sài Gòn đối với sự chuyển vận trong ngành kỹ nghệ của nước Pháp như thế
nào thì không những phải chú ý tới thị trường hàng tiêu thụ mới được nhập
bến cảng Sài Gòn mà còn phải xét tới tính cách mới mẻ và phong phú của
các mặt hàng đó tạo ảnh hưởng như thế nào lên nền thương mại của nước
Pháp ở Singapore, ở Hồng Kong và ở Thượng Hải.
Trước đây 5 năm rất hiếm thấy những mặt hàng của nước Pháp trên thị
trường của 3 lãnh thổ vừa kể trên. Ngày nay thì các mặt hàng từ Paris, đồ
hàng xén, thực phẩm mang nhãn hiệu nước Pháp tràn ngập tại 3 nơi đó.
Hàng sành sứ, hàng gia dụng của Pháp hầu như đánh gục các mặt hàng
tương tựa của người Anh.
Vào năm 1855, vào 3 tháng cuối năm, hoạt động chuyển vận tại bến cảng
Thượng Hải gồm có 564 tàu thuyền trong số nầy gồm có 249 tàu thuyền
của người Anh, 57 của Mỹ, 7 của Đan Mạch, 11 của Hòa Lan, 11 của xứ
Hambour, 9 của Thụy Điển, 3 của nước Peru, 2 của xứ Brême, 6 của nước
Tây Ban Nha, 5 của nước Bồ Đào Nha, 4 của nước Xiêm La. Người ta thấy
hầu như tất cả các nước có nền hàng hải đều hiện diện ngoại trừ nước Pháp.
Năm 1863, có 22 tàu thuyền hàng hải Pháp nhập bến cảng Thượng Hải.
Những kết quả tương tựa cũng được nhận thấy ở cảng Singapore và Hồng
Kong.
Sau cùng, trị giá hàng nhập bến cảng Sài Gòn trong năm 1863 là 12 triệu
đồng quan Pháp trong đó có 7 triệu đồng quan hàng hóa Pháp so với tổng
trị giá hàng hóa Pháp nhập các bến cảng trong vùng biển Trung Hoa là 20
triệu đồng quan trong cùng năm nầy và tổng số trị giá của nền hàng hải
thương mại của Pháp chưa đạt được tới mức 100 triệu đồng quan fr.
Để có một sự so sánh cuối cùng về những điểm liên hệ đến các vùng lãnh
thổ thuộc địa của chúng ta, tôi thêm rằng, tổng giá trị thương mại xuất nhập
cảng của toàn thể nước An Nam vào năm nhộn nhịp nhất tức vào năm 1841
là 3 triệu đồng quan fr.
Dù tôi có đánh giá quá đáng về tình hình cư dân bản xứ Nam Kỳ hạ chịu
đầu phục tức khắc và toàn diện thì cũng hy vọng rằng, trong khoảng một