KHẢO LUẬN VỀ ÔNG PHAN THANH GIẢN - Trang 172

thời gian thật ngắn người ta sẽ thấy rằng việc xâm chiếm lãnh thổ có thể
giảm lần lần xuống mức độ bình thường và chính quyền cai trị quân sự sẽ
được thay thế bằng chính quyền cai trị dân sự. Không thể chối bỏ những
thành quả mà phía quân sự đã thi hành để chiếm cứ và tổ chức cai trị lãnh
thổ thuộc địa nhưng người ta lại không thể nào phủ nhận rằng vẫn còn có
một sự lo âu nào đó trong tâm trí; nếu thay đổi những đường hướng sự vụ
cần thiết và thường xuyên thì sự lãnh đạo sẽ không được tốt; nếu muốn
thấy cái gì cũng phải tuyệt đối thì sẽ bị lầm lỗi khi đặt xứ sở phải thích hợp
theo ý hướng riêng của mình thay vì phải sửa đổi những ý tưởng của riêng
mình tùy theo tình hình của xứ sở.
Trong những chiến dịch quân sự ở Nam Kỳ hạ không có gì đòi hỏi khác
hơn là sự quyết định với lòng kiên trì và người ta đã luôn luôn thấy dân cư
bản xứ ít hiếu chiến phải chịu khuất phục trước bất cứ một sự biểu dương
lực lượng ngay từ lúc mới khởi phát .*1 (*1 : dĩ nhiên là tôi không muốn
nói tới cuộc khởi đầu xâm lược lãnh thổ nầy ). Vậy thì chúng ta hãy thừa cơ
hội dễ dàng của công tác bình định hiện giờ và trong tương lai như vừa
được tóm lược ở đây để tránh khỏi những công tác chinh phục dai dẳng tai
hại như đã xảy ra ở nước An-giê-ri, để thay thế chính quyền quân sự bằng
một chính quyền dân sự ngay từ lúc quyền lực của chúng ta đã được thiết
đặt trên các vùng đất nầy. Như vậy có nghĩa là chuyển từ tình trạng chuyển
tiếp sang tình trạng ổn cố, từ tình trạng nhất thời sang tình trạng vĩnh viễn,
chấm dứt tình trạng e dè lưỡng lự trong nền thương mại và mang lại một
sức đẩy mới cho các doanh nghiệp của các nước Âu châu.
Dù rằng có những thể chế chao đảo liên tiếp từ 18 tháng qua ở Nam Kỳ hạ,
dù có những biện pháp đối nghịch, những cách giải quyết ấu trĩ, những trói
buộc không cố ý ảnh hưởng lên những sáng kiến thì lãnh thổ thuộc địa của
chúng ta vẫn có một sức sống lớn lao mà người ta có thể so sánh với câu
nói Fara da se (tự mình giải quyết lấy) khi nóí về nước Ý Đại Lợi. Chỉ
trong vòng 2 năm đã có 200 căn nhà của người Âu Châu ở Sài Gòn (có thể
F.Garnier nói từ năm 1862 tức là năm hoà ước Giáp Tuất được phê chuẩn
đến năm 1864. Chú thích của F.Garnier cho biết rằng vào ngày 1 tháng 3 số
nhà lợp ngói là 177 và số nhà lợp lá là 147 (nhà phụ . v.v . .) .

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.