NQS
Khảo Luận Về Ông Phan Thanh Giản
Chương 30
2 - CÁC CUỘC NỔI DẬY CỦA NGƯỜI CAO MIÊN Ở NAM KỲ HẠ
Ba nhân vật chủ chốt trong những cuộc nổi dậy ở Nam Kỳ hạ là Ong Bướm
(A-Xoa), nhà sư Pù-Kâmbô và Phra-Keo-Pha. Pù-Kâmbô và Phra-Keo-Pha
được chính quyền Pháp nuôi dưỡng và cho tá túc ở Sài Gòn với điều kiện là
người nầy không được gây xáo động nước Cao Miên đang ở dưới quyền đô
hộ của Pháp.
Trong những tháng đầu năm 1866, tình hình nước Cao Miên (Cambodge)
yên ổn. Ở Sài Gòn, Phra-Keo-Pha và-Pù-Kâmbô tạm thời chịu ép mình
chưa khích động người Miên gây rối. Kể từ khi vua Cao Miên Nặc Ong
Đôn qua đời và Nororodom lên kế vị thì có khoảng 2,000 người Miên trong
một vùng lãnh thổ ở về phía Bắc tỉnh Tây Ninh theo về phe với Pù-Kâmbô
chống lại Norodom nhưng bề ngoài nhóm nầy vẫn sống một cách hòa bình
trong vòng kiểm soát và che chở của chính quyền Pháp. Người Pháp chỉ
biết rõ sự tình khi Pù-Kâmbô bỏ Sài Gòn ẩn trốn lên vùng phía Bắc. Người
Pháp truy lùng thì mới biết được rằng nhà sư nầy đang cầm đầu một nhóm
nhỏ vài người Miên đi biểu dương khắp nơi để rao truyền rằng họ sẽ dùng
vũ lực để đòi lại ngôi vua nước Cao Miên. Người Pháp cho rằng Pù-Kâmbô
với vài ba người như thế thì không thể làm được việc gì. Nhưng rồi bỗng
nhiên thấy xuất hiện một khối người thật đông gồm có người Miên, người
Chàm, người An Nam được trang bị vũ khí, có cả sự hiện diện của A-Xoa
và người Pháp cho rằng phong trào nổi dậy nầy được triều đình Huế ngầm
yểm trợ.
Sáng ngày 7 tháng 6 dl năm 1866, khoảng 2,000 người vũ trang, với cờ
trắng phấp phới tiến về hướng thành đồn Tây Ninh. Viên đại uý thanh tra
bản xứ là Larclause muốn dùng phương cách dàn xếp và hiểu dụ cho nên
đích thân ra khỏi thành đồn mang theo 20 binh sĩ đến gặp họ nhưng bị họ
bao vây và bắn chết. Sĩ quan hộ tống Larclause là trung úy Lesage cũng bị