Sau biến cố nổi dậy nầy, quân binh của Pháp trấn đóng tại thành đồn Tây
Ninh được tăng lên đến 500 người dưới quyền chỉ huy của tiểu đoàn trưởng
Alleyron. Đồn bót Trảng Bàng cũ được tăng viện tàu chiến trên vùng sông
Vàm Cỏ Đông.
Sài Gòn được quân Pháp tăng cường phòng thủ cẩn mật. Do đó dân quân
kháng chiến đã nhắm vào các vùng lân cận để đánh phá đồn bót của Pháp ở
các vùng Thuận Kiều, chợ Hốc Môn, Trảng Bàng. Các mật khu kháng
chiến đặt ở vùng Cầu An Hạ, một vùng đầm lầy nằm giữa Trảng Bàng và
vùng sông Vàm Cỏ Đông. Do đó la Grandière đã cho mở nhiều cuộc hành
quân càn quét các vùng nầy. Ngày 27 tháng 6 dl 500 lính Pháp và 100 lính
tập bản xứ, 50 thủy bộ binh mở cuộc hành quân bao vây vùng Cầu An Hạ
truy kích kháng chiến rút chạy về hướng Bắc nơi có nhóm nổi dậy Pù-
Kâmbô hoạt động. Một nhóm kháng chiến khác rút chạy về hướng Nam.
Tháng 7 dl năm 1866, quân Pháp càn quét truy kích, nhóm nổi dậy người
Miên trốn chạy bỏ lại nhiều xác chết. Tiếp tục hành quân truy kích, quân
pháp đánh bật nhóm nổi dậy ra khỏi mật khu Ba Vang , đồng thời bắt được
112 dân quân kháng chiến quanh vùng Tây Ninh.
Tất cả những cuộc nổi dậy vừa kể trên, người Pháp quy trách nhiệm cho
quan binh của triều đình Huế, không những nhắm mắt làm ngơ mà còn ám
trợ cho họ đánh phá các đồn bót của Pháp. Người Pháp phản kháng, triều
đình Huế phải ra lệnh loại trừ A- Xoa để xoa dịu mối căng thẳng nhưng
Pháp vẫn không hài lòng và cho rằng phía triều đình chỉ loại trừ dùm cho
Pù-Kâmbô một đối thủ tranh ngôi vua nước Cao Miên.
Trong khi vua Norodom chỉ biết ngồi làm vua vô quyền thì những người
Miên nổi dậy đánh phá ngay trên nước Cao Miên (Cambodge). Norodom
phải cầu cứu với chính quyền bảo hộ Pháp. Người Pháp phải đối đầu, đánh
dẹp liên tục những cuộc đánh phá của nhóm người Miên nổi dậy do Pù-
Kâmbô cầm đầu tại vùng Oudong - Pnom Penh nhưng chỉ đẩy lui được
nhóm nầy chạy ngược về phía Nam và ngay trong nội tình triều đình của
Norodom cũng có phe muốn theo về với Phra-Keo-Pha để hạ bệ Norodom.
Trong khi phải vừa tổ chức hành quân bình định kháng chiến quân cùng
những cuộc nổi dậy ở Cao Miên cũng như phải xây dựng những nền tảng