mất vào tay người Pháp.
Viện Cơ Mật đề nghị cử Phan Thanh Giản vào Sài Gòn để dọ ý người Pháp
về yêu cầu chuộc lại các tỉnh đã mất.
Ngày 24 tháng 2 dl năm 1867, Pháp lại mở hội chợ đấu xảo ở Sài Gòn.
Trong ngày phát giải thưởng tại hội chợ nầy Phan Thanh Giản đứng cạnh
thống soái La Grandière cùng với thủ lãnh nhóm người miên nổi dậy là
Pra-Keo-Pha và hai quan thượng thơ của triều đình vua Cao Miên
Norodom.
Ở Sài Gòn, La Grandière bí mật lên kế hoạch hành quân tiến chiếm 3 tỉnh
miền Tây.
Theo A. Schreiner thì kế hoạch nầy được la Grandière chuẩn bị một cách bí
mật từ 3 tháng trước. Tuy nhiên, theo Paulin Vial, nguyên là giám đốc Nha
Nội vụ dưới thời la Grandière và cũng là tác giả sách Nos Premères Années
au Tonkin thì kế hoạch nầy đã được chẩn bị sắp xếp từ hơn một năm trước
đó:
(Paulin Vial; Nos Premières Années du TONKIN; trang 8-9; Voiro-Paris;
1889)
Tạm dịch: Việc sáp nhập 3 tỉnh miền Tây đã được dự liệu thận trọng và
chuẩn bị một cách bí mật không có gì gọi là đáng phải ngạc nhiên. Dân
chúng cũng thế khi họ biết rằng đó chỉ là một việc làm phúc lợi cho họ.
Hơn một năm trước, những viên chức được tuyển dụng để nắm giữ việc
hành chánh cai trị trong các tỉnh mới đã được phối trí tập sự làm việc tại
các tỉnh miền Đông. Trong 13 quản hạt có khoảng 50 viên chức hạng tập sự
nầy. Chưa có một nguồn lợi kinh tế nhỏ nhoi nào ban phát cho ngạch nhân
dụng. Những tin tức về tình hình an ninh tình báo thường được giao phó
cho những người dân An Nam nhiệt tình.trên nhiều lãnh vực và ở nhiều
nơi.
Như vậy trong khi vua Tự Đức vẫn cố tình gây ra những tình trạng bất ổn,
rối loạn và nổi dậy trên vùng đất do người Pháp chiếm đóng, thì chúng ta
đương nhiên cần phải chuẩn bị một sự giáng trả.ngay trên các phần đất của
ông vua đó. Người dân An Nam chín chắn và biết phòng xa hơn so với các