KHẢO LUẬN VỀ ÔNG PHAN THANH GIẢN - Trang 223

Đây cũng là cung cách trích dẫn lơ lửng, ỡm ờ của những người tự coi
mình là sử gia khoa bảng từ trước đến nay, trong nước cũng như ngoài
nước, vì họ biết rằng người đọc ít có cơ may như họ để có thể với tới các
tài liệu hoặc tư liệu hiếm hoi khó thể truy tìm: cho nên họ chỉ cần trích dẫn
lơ mơ mịt mù như thế để chứng tỏ những gì họ viết ra là có căn cứ trên giấy
trắng mực đen dù trên thực tế họ đã viết sai, đã cắt bớt hay đã luồn lách để
tạo thành một tài liệu giả dối, để chứng minh cho một quan điểm hay một
biến cố lịch sử bịa đặt. Đọc giả có thể đọc lại sách của tác giả sách "Bước
Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858-
1897" nơi trang 123 và trang 124 nơi tác giả trích dịch một đoạn văn của
Francis Garnier viết trong bài tham luận La COCHINCHINE FRANÇAISE
en 1864: đây là một kiểu trích dẫn cắt xén, lắp ráp và rất nhiều .... mà nếu
người đọc có nguyên bản tài liệu của Francis Garnier thì cũng khó có thể so
chiếu để biết được tác giả đã trích dẫn từ chỗ nào trong bản tham luận đó.
Việc lưu ý đọc giả về những điều vừa kể trên không nhằm mục đích chứng
minh là lá thư của ông thượng thơ bộ ngoại giao Việt Nam do Phan Huy
Vịnh viết và được trích đăng lại là một tài liệu bịa đặt do tác giả "Bước Mở
Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 1858-1897"
tạo ra. Sự truy cứu của tác giả là một khám phá hiếm hoi và mới mẻ rất giá
trị, nhưng nó sẽ có giá trị thuyết phục cao hơn nếu tác giả dùng mọi khả
năng sẵn có của mình chẳng hạn như sao chép lại nguyên văn, chụp hình . .
.để cho thấy được "hình hài thực sự" của tài liệu mà tác giả đã đưa ra chứ
không nên viết theo kiểu: "tài liệu nầy lưu giữ trong một cánh rừng rậm ở
Phi Châu, ai muốn tham khảo thì cứ qua bên đó mà lục lạo để tham khảo!"
Sau đây xin chép lại đầy đủ nguyên văn lá thư của thượng thơ bộ Ngoại
giao Việt Nam Phan Huy Vịnh được trích dẫn nơi trang 117,118 trong sách
"Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam
1858-1897":
Sau khi nhắc lại những điều kiện trong đó Aubaret đã được phái sang Việt
Nam và quyết định của chính phủ Pháp không phê chuẩn hiệp ước vừa ký
kết tại Huế, Phan Huy Vịnh viết:
". . .Khi hai nước đã thề giảng hòa với nhau, chúng ta không thể không nói

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.