("L’ambassade de Phan-Thanh-Gian en 1863, d’après les documents
français" của A Dalvaux đăng trên Đô Thành Hiếu Cổ Tập San/BAVH 1-3/
1926 ; trang 74).
Tạm dịch: Nói tóm lại, đoàn sứ An Nam được xem như là đã thành công
hoàn toàn, nếu so với mong ước của triều đình Huế là chỉ muốn được
thương lượng trở lại về một tình trang đã trở thành thự tế.
*
Phái đoàn sứ Phan Than Giản về đến Sài Gòn ngày 18 tháng 3 dl năm
1864. Đi theo phái đoàn về Sài Gòn còn có phó hạm trưởng Boresse của
Pháp được cử làm thanh tra sự vụ người bản xứ. Tất cả đều được thống đốc
La Grandière và các người Pháp ở Sài Gòn tiếp đón trọng thể và dù có bất
mãn lo âu nhưng họ đã có thái độ kính trọng và khâm phục một cách đặc
biệt đối với ông Phan Thanh Giản vì cung cách dấn thân phục vụ của ông
cho đất nước Đại Nam.
Tờ báo Le Courier de Saigon (số ra ngày 22 tháng 3 dl năm 1864) đã viết
nhiều đề mục ca tụng phái đoàn sứ Đại Nam và mô tả lại những buổi tiệc
khoản đãi, những cuộc du ngoạn thăm viếng của phái đoàn quanh vùng Sài
Gòn-Chợ Lớn đang đổi mới. Tờ báo có đoạn viết:
Ngày hôm sau, phái đoàn vào Chợ Lớn: họ đi xem các cầu cống, các công
trình quy mô chỉnh trang các bến cảng và các đường phố của khu vực rộng
lớn nầy.
Ba vị đại sứ đi bộ với hai quan chức người Pháp hộ tống, họ không có lọng
che (lọng che là một hình thức biểu hiệu uy quyền của họ) và khi đi ngoài
trời họ không ngần ngại trú nắng dưới những cái dù che bình thường đơn
sơ. Một đám đông dân chúng bao quanh phái đoàn nhưng không có ai tỏ
dấu hiệu la chộ vì hình ảnh giảm cấp quyền uy nầy.)
("L’ambassade de Phan-Thanh-Gian en 1863, d’après les documents
français" của A Dalvaux đăng trên Đô Thành Hiếu Cổ Tập San/BAVH 1-3/
1926 ; trang 76).
♠ Người Pháp so sánh ông Phan Thanh Giản với ông Nguyễn Tri
Phương
Sau vụ bạo loạn của nhóm Đông Sơn Thi Tửu (vụ Hồng Bảo/ 16-6-1866)