ngay tại Huế, Tự Đức cảm thấy tình hình an ninh bất ổn cho nên đã ra lệnh
triệu hồi viên tướng tài ba được mọi người kính trọng là Nguyễn Tri
Phương đang thống lãnh việc hành quân diệt trừ thảo khấu ở Bắc Kỳ về
phụng mạng tại kinh đô. Nhân viết lại việc nầy, người Pháp đã so sánh và
đánh giá hai ông Giản và ông Phương như sau:
Tự Đức, ne sentant plus en sécurité, arrivait à se méfier de tout le monde. Il
rappela du Tonkin Nguyễn Tri Phương qui était universellement respecté.
Le vaillant mandarin revint à la tête d un corps de troupe ayant pour tout
bagage personnel quelques vêtements, usés par la campagne, qu un soldat
portait déployés au bout d une lancẹ Nguyễn Tri Phương démontrait ainsi
que la guerre ne l avait pas enrichi, et le désintéressement de ce vieux
militaire était aussi réel que celui de son ancien second Phan Thanh Giảng.
Ces deux hommes ont fournis des exemples de vertu civique et militaire
que l histoire des peuples d Occident ne denierait pas et qu on est heureux
de pouvoir signaler au milieu des turpitudes et de la duplicité des
mandarins annamites. Nous remarquons toutefois l extraordinaire
dissemblance d idées entre Phan Thanh Giảng et Nguyễn Tri Phương. Le
premier, frappé de la puissance de notre savoir et de notre civilisation,
aurait voulu amener ses compatriotes à suivre nos enseignements. Le
second, persuadé de la supériorité de l éducation chinoise, n admettait
aucune compromission avec la science des hommes d Occident. Phan
Thanh Giảng, était le représentant du progrès éclairé; Nguyễn Tri Phương,
celui du conservatisme irréductible; tous deux était convaincus, tou deux
était honnêtes. (A. Schreiner; sách đã dẫn; trang 282,283)
Tạm dịch: Tự Đức, vì thấy rằng tình hình an ninh bất ổn cho nên không
còn tin cẩn với bất cứ ai cho nên mới triệu hồi ông Nguyễn Tri Phương
đang được trọng vọng kính phục khắp nơi từ Bắc kỳ hồi kinh. Vị tướng
dũng cảm dẫn đâu đoàn quân trở về với một bó hành trang áo quần cá nhân
sờn cũ qua suốt thời gian chiến dịch và do một quân binh hộ vệ xách treo
trên đầu một ngọn giáo. Nguyễn Tri Phương cho thấy là chiến tranh không
giúp ông giàu sang hơn và thái độ bất cần phú quý của vị lão quan nầy tỏ rõ
thực sự không thua gì so với vị quan phụ tá cũ của ông là Phan Thanh