vấn nầy của Trương Đăng Quế người ta có thể thấy được rằng triều đình
Huế đã có khuynh hướng chủ hòa thương luợng nhưng vẫn tiếp tục chuẩn
bị quân sự để chiến đấu và cho rằng những thất bại về mặt quân sự là do
các tướng triều đình cầm quân yếu kém.
Trương Đăng Quế u mê về sức mạnh của quân đội xâm lược Pháp cho nên
mới đánh giá các tướng lãnh của triều đình như thế: Nguyễn Tri Phương
phải bỏ đồn Kỳ Hòa để rút chạy về Biên Hoà nhưng không ai có thể phủ
nhận Nguyễn Tri Phương là một tướng lãnh tài ba đứng nhứt triều đình vào
lúc đó. Các tướng lãnh sau Nguyễn Tri Phương nơi quân thứ Biên Hòa
chưa được dịp đọ sức với quân Pháp nhưng dấu vết run sợ đã thấy phản
phất, điển hình qua quan khâm sai đại thần Nguyễn Bá Nghi qua lời trình
tấu sau đây:
<
Lại xem trong khoảng niên hiệu Minh Mạng-Thiệu Trị tiết thứ đánh giặc
Khôi, đánh Xiêm La, Cao Man. Vì đất Nam Kỳ nhiều sông ngòi, thủy binh
cùng bộ binh tiếp ứng lẫn nhau. Các hạng thuyền hải đạo, thuyền ô, thuyền
lê, nhẹ nhàng nhanh chóng dùng rất tốt. Những hạng súng lớn đạn nặng đều
dùng thuyền lớn chở từ kinh đô đi đường biển chở đến. Còn hết thảy tiền,
gạo, khí giới và thuyền, các hạng đều do 6 tỉnh cung ứng, lấy vào đâu cũng
thừa thãi. Thế mà lấy toàn lực như vậy, đánh một giặc Khôi phải 3 năm mới
xong việc, dẹp một nước Cao Man cũng 2 năm mới giảng giải xong.