Suy xét kỹ, tôi thấy Hội đồng Tối cao khó có thể gìn giữ được việc sử dụng
quyền hành của mình trừ khi thị quốc rất nhỏ bé. Nhưng nếu nó quá nhỏ bé
thì nó có thể bị xâm chiếm không? Không. Sau này tôi sẽ chứng minh làm
thế nào mà sức mạnh bên ngoài của một dân tộc lớn có thể kết hợp với một
xã hội có tổ chức chính trị thuận lợi và có trật tự vững vàng của một quốc
gia nhỏ bé.
Chương 16: Sự thành lập chính phủ không phải là một khế ước.
Khi quyền lập pháp đã được thiết lập, việc làm tiếp theo là phải thiết lập
quyền hành pháp; vì quyền này hoạt động bằng những điều luật riêng biệt,
lại không thuộc về bản chất của quyền lập pháp, nên tự nhiên là riêng biệt
đối với nó. Nếu Hội đồng Tối cao với tư cách đó, [kiêm luôn] quyền hành
pháp, thì hai quyền này lẫn lộn với nhau đến nỗi không thể nào phân biệt
được điều nào là luật và điều nào không là luật; và cơ cấu chính trị bị biến
dạng và sớm hay muộn sẽ là con mồi cho bạo lực mà cơ cấu này được
thành lập để ngăn ngừa.
Qua khế ước xã hội, tất cả mọi công dân đều bình đẳng; tất cả đều có thể
đòi hỏi những việc mà tất cả cùng phải làm, nhưng không ai có quyền bắt
buộc người khác làm một việc mà chính mình không muốn làm. Chính cái
quyền này, cái quyền cần thiết để làm sống và điều động cơ cấu chính trị,
đã được Hội đồng Tối cao trao cho người cai trị khi thành lập chính phủ.
Nhiều người cho rằng hành vi đó là một khế ước giữa dân chúng và các nhà
cai trị mà họ đã chọn; một khế ước trong đó có ấn định các điều kiện bắt
buộc một bên có bổn phận chỉ huy và bên kia có bổn phận tuân theo. Tôi
đoan chắc rằng, và người khác cũng nghĩ vậy, đây là một khế ước kỳ lạ.
Nhưng ta hãy xem lý lẽ ấy có vững không.
Trước hết, quyền lực tối cao không thể thay đổi cũng như không thể chuyển
nhượng được; giới hạn quyền đó là hủy hoại nó. Thật là vô lý và mâu thuẫn