KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 145

(deposit guarantee) để đảm bảo rằng một ngân hàng thương mại lớn sẽ không lao
đao một lần nữa do những bất ổn hay “tình trạng tháo chạy” trên thị trường.

Sau đó vào tháng Hai năm 2008, người ta lại tập trung vào các ngân hàng đầu tư

Hoa Kỳ, các ngân hàng mà vào thời gian đó không thể vay tiền trực tiếp từ Cục Dự
trữ Liên bang để tạo thanh khoản. Bear Stearns, ngân hàng đầu tư lớn thứ năm tại
Hoa Kỳ đột nhiên không thể có đủ quỹ và chỉ trong một tuần gần như bị buộc phải
sáp nhập với JP Morgan Chase, đồng nghĩa các khoản đầu tư của các cổ đông bị thua
lỗ gần toàn bộ. Đồng thời, người ta tuyên bố những ngân hàng đầu tư khác sẽ được
vay tiền trực tiếp từ Cục Dự trữ Liên bang trong tương lai. Sau Bear Stearns, trong
một khoảng thời gian ngắn, mối quan tâm tập trung vào các tổ chức bảo hiểm được
gọi là bảo hiểm chuyên ngành (monoline insurer), những tổ chức bảo hiểm cho một
số các chứng khoán thế chấp nhưng có rất ít vốn.

Vào tháng Bảy năm 2008, những lo ngại với Freddie Mac và Fannie Mae đã khiến

thị trường điêu đứng. Mặc dù các danh mục thế chấp khá an toàn nhưng việc giá nhà
đất sụt giảm liên tục cũng gây hệ lụy nghiêm trọng. Freddie và Fannie không có
danh mục cho vay dưới chuẩn hay Alt-A lớn và họ có bảo hiểm cho vốn vay theo tỷ
lệ giá trị cao hơn 80%, nhưng những khoản tổn thất vẫn bắt đầu tăng cao vào năm
2008. Vấn đề là các ngân hàng này được phép hoạt động với tỷ lệ vốn thấp hơn các
ngân hàng thông thường, chính vì thế mà họ có ít phương pháp dự phòng hơn. Tuy
nhiên các khoản nợ của các nhà đầu tư tại Hoa Kỳ và trên toàn thế giới tăng lên tới
khoảng 5,5 nghìn tỷ đô la, cao hơn cả mức dư nợ chưa trả của chính chính phủ Hoa
Kỳ. Khi các nhà đầu tư bắt đầu lo lắng về khả năng thanh toán của các tổ chức này,
họ bán các khoản nợ đó và yêu cầu Freddie và Fannie phải trả mức chênh cao hơn
với các khoản vay mới. Sau đó Freddie và Fannie sẽ phải tính phí thế chấp cao hơn
với những người đi vay thông thường. Nhưng vào giữa năm 2008, các khoản này
chiếm tới 80% các khoản thế chấp mới. Thị trường MBS tư nhân sụp đổ, một phần
nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính, trong khi các ngân hàng ngày càng
thận trọng hơn với việc cho vay thế chấp trên bảng cân đối kế toán. Chính phủ Hoa
Kỳ nhanh chóng yêu cầu Quốc hội thông qua pháp chế cho phép Bộ Tài chính tái
cấp vốn cho Freddie và Fannie nếu thấy cần thiết.

Vào tháng Chín năm 2008, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã đưa Freddie và Fannie vào

“tình trạng bảo hộ”, một phương thức quản lý đặc biệt, và cam kết cung cấp có thể
lên tới 100 tỷ USD cho mỗi tổ chức (nếu cần thiết) bằng lượng vốn mới nhằm đảm
bảo rằng tỷ lệ vốn của các tổ chức này vẫn đủ trong trường hợp bị thua lỗ nặng.
Lượng tiền mới này được cung cấp dưới dạng cổ phiếu ưu đãi, giống với loại vốn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.