Đối mặt với tình trạng hiểm nguy này, chính phủ bắt đầu hành động, sử dụng
quyền lực và huy động nguồn tiền theo cách mà dường như họ không thể nghĩ tới
một năm trước đó. Trong những tuần sau khi Lehman phá sản, hệ thống ngân hàng
quốc tế có nhiều chuyển đổi khi rất nhiều nước thực hiện hỗ trợ các tổ chức yếu nhất
của họ bằng việc cung cấp hoặc đảm bảo nguồn vốn trực tiếp. Nước Anh là một
trong những quốc gia đầu tiên can thiệp một cách toàn diện, nhưng rất ít nước sau đó
không can thiệp. Hoa Kỳ ban đầu có vẻ lưỡng lự bởi vì Quốc hội muốn đảm bảo cho
những cam kết của người trả thuế, trong khi suy nghĩ của người Mỹ rằng không cần
thiết phải cứu các doanh nghiệp thất bại trở nên công khai và phổ biến. Nhưng với
việc các nước châu Âu đảm bảo cho chính ngân hàng của họ, Hoa Kỳ không có
nhiều lựa chọn ngoài việc làm theo phương thức đó, nếu không dòng tiền sẽ chảy
sang châu Âu. Chỉ trong ba tới bốn tuần vào tháng Mười năm 2008, hệ thống tài
chính quốc tế được cách mạng hóa. Đó là một tuyên bố bãi ước bất ngờ cho hệ thống
tài chính và một lời cáo buộc chung với bong bóng nhà đất và sự thất bại trong việc
cung cấp tài chính cho lĩnh vực nhà đất. Nhưng do những lo sợ về một cuộc khủng
hoảng nghiêm trọng, các hành động của chính phủ không thể ngăn chặn việc giá tài
sản tài chính sụp đổ, đặc biệt là chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp khi các quỹ
đầu tư phòng hộ, các ngân hàng và các nhà đầu tư liên tục thanh toán nợ và giảm
mức rủi ro.
Cuộc khủng hoảng tài chính vẫn tồn tại sau tháng Tám năm 2007 bởi vì, nếu giá
nhà đất giảm và tình trạng quá hạn thế chấp tăng cao, sẽ không thể biết các ngân
hàng còn có thể thua lỗ bao nhiêu. Hơn nữa, khi tình trạng suy thoái kinh tế tăng
nhanh ở Hoa Kỳ, sau đó là châu Âu và trên toàn thế giới (thậm chí trước khi Lehman
bị phá sản), tình trạng này đe dọa gây nên tổn thất lớn trong cả các lĩnh vực khác.
Sau tháng Mười năm 2008, những lo lắng rằng khủng hoảng sẽ xảy ra ngày càng
nghiêm trọng. Tại Hoa Kỳ mối tập trung ban đầu là vào các khoản cho vay thẻ tín
dụng và cho vay mua ô tô, sau đó mối tập trung đó tăng dần vào các khoản cho vay
mua bất động sản thương mại. Tại Anh và Tây Ban Nha mối tập trung đặc biệt vào
các thua lỗ thế chấp khi các bong bóng nhà đất nổ tung. Ở Anh, cũng giống như Hoa
Kỳ, tài chính được chứng khoán hóa đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ bùng nổ
cho vay thế chấp. Vào năm 2006, 2/3 các khoản cho vay thế chấp mới tại Anh thu
được từ các chứng khoán được đảm bảo bằng thế chấp
. Khi thị trường cho vay
được chứng khoán hóa sụt giảm vào cuối năm 2007, thế chấp đột nhiên trở nên đắt
hơn và khó đạt được hơn. Hơn nữa, không giống như Hoa Kỳ, Anh không có những
tập đoàn tương tự như Fannie Mae và Freddie Mac để lấp chỗ trống.