Nhưng chứng khoán hóa thế chấp không phải là lý do duy nhất gây ra bong bóng
nhà đất và khiến bong bóng đó bùng nổ. Các ngân hàng ở Hoa Kỳ và Anh vẫn giữ
rất nhiều các khoản cho vay thế chấp trên bảng cân đối kế toán, đặc biệt các ngân
hàng khu vực nhỏ hơn, và các ngân hàng đó dường như đã nới lỏng các tiêu chuẩn
cho vay với các vấn đề này. Hơn nữa, các thời kỳ bùng nổ nhà đất ở các nước khác
hầu hết diễn ra mà không có chứng khoán hóa cũng đóng một vai trò lớn. Do vậy
chúng ta không nên đổ lỗi toàn bộ vấn đề cho chứng khoán hóa và CDO. Về cơ bản,
nguyên nhân chính là do có quá nhiều nợ.
TẠI SAO CÁC NGÂN HÀNG CHO VAY QUÁ NHIỀU NHƯ VẬY?
Mức cho vay trong nền kinh tế được quyết định bởi các tổ chức tài chính, dựa trên
các đánh giá của các tổ chức đó về nguy cơ và khả năng lợi nhuận từ cơ hội cho vay
mà họ có thể có. Cho vay thông thường không chịu sự kiểm soát của chính phủ. Một
khi chính phủ kiểm soát, và ở một số nước thuộc thế giới đang phát triển vẫn là như
thế, các ngân hàng phải đối mặt với việc kiểm soát ở hàng loạt các vấn đề: cho ai vay
tiền, với mức lãi suất bao nhiêu v.v... Nhưng trong các nền kinh tế hiện đại tiên tiến,
hệ thống ngân hàng có thể cho vay đến mức nào ngân hàng đó muốn, vấn đề chỉ là
liệu ngân hàng đó có đủ vốn từ cổ đông và có thể đáp ứng các yêu cầu vốn cũng như
điều tiết của các cơ quan quản lý hay không
.
Các quan sát viên dày dặn kinh nghiệm đã tranh luận trong rất nhiều năm rằng hệ
thống như vậy sẽ càng kích thích cho vay hơn
. Tuy nhiên xét về cơ bản nếu các
ngân hàng có mục đích là tạo lợi nhuận và tránh tự nổ tung thì họ sẽ có động lực
không cho vay quá nhiều.
Nhưng nếu các ngân hàng nới lỏng tiêu chuẩn rủi ro của mình, thậm chí chỉ một
chút thì tỷ lệ cho vay sẽ tăng cao. Giả sử các ngân hàng chỉ tăng từ 1 tới 2 phần trăm
trong danh mục thế chấp vốn vay theo tỷ lệ giá trị 100%. Thậm chí nếu nguy cơ tổn
thất các khoản vay đó có thể được đánh giá ở mức 5%, đó vẫn có thể là mức rủi ro
chấp nhận được/một mức được mong đợi với các ngân hàng và rất an toàn đối với
các nhà điều tiết. Nhưng đó lại là một nguồn cung nhiên liệu cho thị trường, cho
phép một số người có thể mua nhà, trong khi trước đó họ không thể đủ tiền để làm
như vậy. Đây chính là những gì đã xảy ra với cơn lũ thế chấp tại Hoa Kỳ. Tịch thu
các tài sản thế chấp dưới chuẩn vọt tới gần 10% vào năm 2001, mà thường tổn thất
vào khoảng 50% với mỗi tài sản tịch thu, mức tịch thu này đã góp thêm 5% tổng tổn
thất. Đó là mức độ rủi ro mà các ngân hàng nghĩ họ phải chấp nhận vào năm 2004-
2006.