phủ Hoa Kỳ được mọi người chào đón và ban đầu cảm thấy được cứu thoát, nhưng
một quyết định quan trọng mà chính phủ đưa ra là kế hoạch không phải để hỗ trợ
trực tiếp những người nắm giữ chứng khoán ưu đãi như một số người đã hy vọng.
Chính vì thế, giá chứng khoán ưu đãi ở các tổ chức bị khủng hoảng khác tiếp tục
giảm mạnh hơn nữa. Rất nhiều ngân hàng giữ các khoản đầu tư bằng các chứng
khoán ưu đãi và nợ ngân hàng khác trên bảng cân đối kế toán. Chính vì thế họ phải
đối mặt với các khoản tổn thất mới và hơn thế, không thể hy vọng thâm nhập vào thị
trường nợ ưu đãi bằng nguồn vốn mới. Với Lehman Brothers, niềm hy vọng duy
nhất là một đối tác mới, một đối tác sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ bảng cân đối kế
toán của họ. Nhưng họ đã để kế hoạch quá muộn.
Rốt cuộc, cuộc khủng hoảng có nguyên nhân là do có quá nhiều nợ và từ tháng
Tám năm 2007, quá trình diễn ra hoàn toàn ngược lại. Nhưng sau khi Lehman phá
sản, cuộc khủng hoảng diễn ra nhanh hơn đến mức báo động, dẫn tới sự sụt giảm
nghiêm trọng giá tài sản tài chính trên toàn thế giới. Đồng thời, các ngân hàng thực
hiện cắt giảm tài chính cho cả khu vực kinh doanh và người tiêu dùng, các cuộc
khảo sát chỉ ra rằng các tiêu chuẩn cho vay bị thắt chặt mạnh mẽ ở cả châu Âu và
Hoa Kỳ. Vào cuối năm 2008, các ngân hàng trên toàn thế giới cũng bắt đầu cắt giảm
mạnh mẽ, gây nên nhiều chuyển biến trên các thị trường đang nổi và Trung Đông.
Thông thường nếu điều này xảy ra sẽ ảnh hưởng tới cả những người đi vay tốt nhất
cũng như những người đi vay nhiều rủi ro nhất, khi các ngân hàng cắt giảm ở tất cả
các khu vực. Chúng ta sẽ quay trở lại câu hỏi cuộc khủng hoảng tài chính sẽ diễn ra
như thế nào trong chương cuối, nhưng ngay bây giờ chúng ta cùng xem xét khía
cạnh hộ gia đình của vấn đề, để xem người tiêu dùng phản ứng như thế nào trước sự
sụp đổ của bong bóng chứng khoán và sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng tài chính.
GIÁ NHÀ ĐẤT SỤT GIẢM ĐE DỌA TỚI TÀI SẢN CÁ NHÂN
Bùng nổ giá nhà đất trong khoảng thời gian dài đã làm gia tăng khối tài sản của
các hộ gia đình ở rất nhiều nước, đặc biệt là Anh như chúng ta sẽ thấy. Nhưng đồng
thời cũng làm gia tăng một khoản nợ khổng lồ, và giờ đây khi giá nhà đất giảm, tài
chính của các hộ gia đình rơi vào tình trạng bị kéo căng. Bảng 8.1 cho thấy tỷ lệ tài
sản so với thu nhập và nợ so với thu nhập của sáu nước, so sánh số liệu vào cuối
năm 2007 (trước khi giá nhà giảm) với mười năm trước đó. Bảng số liệu này cho
thấy một số khác biệt rõ rệt giữa các nước và khiến mọi người cần suy nghĩ nghiêm
túc, đặc biệt với Hoa Kỳ và Anh.
Tại Hoa Kỳ, tài sản ròng so với thu nhập hầu như bằng nhau vào cuối năm 2007
và cuối năm 1997. Giai đoạn bong bóng thị trường chứng khoán vào 1999-2000, tỷ