KHI BONG BÓNG VỠ - Trang 168

có thể quản lý được rủi ro, điều mà các nhà đầu tư thông thường khó có thể đạt
được. Nhưng rõ ràng là nếu hầu hết các nhà đầu tư tiếp cận theo cách này thì thị
trường chắc chắn sẽ biến động rất thường xuyên.

Trên thực tế, khá nhiều nhà quản lý chuyên nghiệp có rất ít lựa chọn ngoài việc

tiếp tục đầu tư, trừ khi họ hoàn toàn bị thuyết phục rằng thị trường đang ở trong một
giai đoạn sụt giảm. Ví dụ như nếu ủy thác từ một quỹ hưu trí (có nghĩa là mục tiêu
đầu tư đã thỏa thuận) là để cùng đạt được lợi nhuận là một chỉ số cộng với 3% mỗi
năm mà không phải chịu rủi ro bị thua lỗ nhiều hơn 3%, thì không thể dự trữ quá
nhiều tiền mặt. Thật vậy, công việc của họ là tiếp tục đầu tư và cố gắng đánh bại chỉ
số đó bằng cách lựa chọn cổ phiếu một cách thông minh, chứ không phải là đánh giá
theo xu hướng của thị trường. Tuy nhiên, tôi ngờ rằng có lẽ chỉ một thiểu số nhà đầu
tư trong thập niên 1990, dù là nhà đầu tư chuyên nghiệp hoặc cá nhân, ý thức được
việc đang tham gia vào một đợt bong bóng hợp lý, ít nhất là cho đến tận sau đó. Câu
thần chú thống trị khi đó là “mua và giữ trong dài hạn”, một chiến lược rất khác biệt.

LÝ THUYẾT NGƯỠNG GIỚI HẠN
Một lý thuyết khác cũng nêu ra một số đặc điểm của bong bóng và sự sụp đổ là

một lý thuyết mới về ngưỡng giới hạn (critical state theory). Nó cũng được biết đến
như là lý thuyết của các hệ thống phức tạp và các hiện tượng quan trọng, hay phổ
biến hơn là lý thuyết “bùng phát”, với ý nghĩa rằng một sự kiện nhỏ có thể làm mất

cân bằng.

[82]

Nghiên cứu này đã sử dụng các thuật toán phức tạp. Ví dụ như hãy thử

xem các định luật lũy thừa logarit tuần hoàn (log-perodic power laws, hay LLPL) về
tâm lý bầy đàn. Nhưng lý thuyết này được áp dụng cho mọi hệ thống liên quan đến
hành vi quy mô lớn của tập thể, từ cơ thể con người, trái đất, vũ trụ cho đến các thị
trường.

Ý tưởng ở đây là các quy trình được thể hiện theo thời gian vì các biến số ảnh

hưởng lẫn nhau, toàn thể vấn đề lại quá phức tạp nên không một mô hình đơn giản
nào có thể dự đoán được khi nào thì nó sẽ đột ngột đảo ngược. Ví dụ như giai đoạn
bong bóng, thường phát triển sau một tập hợp dần dần kéo dài, có thể phản ánh một
vài yếu tố nhỏ giúp thị trường tăng trưởng nhanh hơn. Sau đó, tất cả các đặc tính của
bong bóng bắt đầu hoạt động, tương tác để củng cố lẫn nhau. Bản thân sự tăng
trưởng giá tài sản kích thích nền kinh tế và do đó sẽ xuất hiện để chứng minh thêm
cho sự thay đổi tư duy này. Trong khi đó, các khoản vay mới, vốn dường như mang

đến cho người ta ý thức tận dụng cơ hội đầu tư, tiếp tục đẩy giá tài sản lên cao.

[83]

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.